Hành trình ra đi ẩn tu của Mingyur Rinpoche

Mingyur Rinpoche đã mong ước được ẩn tu trong nhiều năm và thầy đã sắp đặt chuẩn bị cho việc nhập thất này của thầy. Thầy Mingyur không bỏ rơi những công việc của mình một cách vô trách nhiệm. Thầy đã có những chuẩn bị và đã cắt đặt (thâu góp) đầy đủ những giáo huấn cho bốn, năm năm sắp tới. Thầy cũng đã thâu âm phần thuyết giảng cho năm nay, năm sau và năm sau nữa. Thầy đã huấn luyện các vị giáo thọ. Thầy đã gây quỹ cho chư tăng và ni. Thầy đã chia cắt công việc của mình cho các vị Khenpos (Sư Trưởng). Thầy đã chuẩn bị cho mọi sự và thầy thường nói với tôi rằng em ao ước được nhập thất ẩn tu, đôi khi ở tại các ngọn núi hoặc tại các thánh địa. Khi ấy  tôi nghĩ, dĩ nhiên là em có thể đi, không có vấn đề gì cả và anh rất hoan hỉ.

Và rồi khoảng mười lăm ngày trước, có thể khoảng một tháng trước, thầy Mingyur Rinpoche đi đến Bồ Đề Đạo Tràng và thuyết giảng cho chư tăng ở đó. Hằng ngày, thầy Mingyur đi đến thánh thất ở Bồ Đề Đạo Tràng để cúng dường lên Đức Phật, khẩn nguyện và hành trì trong một khoảng thời gian rồi trở về lại tịnh thất và thiền định. Và rồi trong năm ngày cuối cùng, thầy Mingyur nói, tôi sẽ không đi đến Bồ Đề Đạo Tràng, tôi sẽ ở trong liêu phòng của tôi, tôi sẽ chỉ ăn ngày một bữa cho nên hãy đem thức ăn trưa đến cho tôi. Thầy Mingyur Rinpoche có một vị thị giả lớn tuổi, khoảng sáu mươi lăm, bảy mươi tuổi, họ luôn luôn đi cùng với nhau. Và rồi sau đó thì thầy Mingyur thường thọ trai vào khoảng giờ ngọ. Thầy thường hé mở cánh cửa phòng ra chút xíu rồi lại trở lại vào trong. Thầy làm như thế trong mấy hôm.

Vào hôm thứ năm, mọi người chờ đợi cánh cửa phòng mở ra nhưng chẳng thấy gì cả. Họ chờ đến một giờ trưa thì cũng chẳng thấy gì, không có tiếng động, chẳng có gì hết. Và rồi vị sư già mở cánh cửa phòng ra. Chẳng hề thấy bóng dáng Mingyur Rinpoche trong căn phòng ấy. Và vị sư già suýt ngả ra bất tỉnh. Rồi ông ta nhìn thấy trên toà ngồi của Mingyur Rinpoche có một tấm khăn choàng dài và một phong thư. Vị thị giả lớn tuổi mở phong thư ra. Trong thư nói rằng, tôi muốn ra đi như một hành giả du già lang thang theo cung cách của đức Milarepa, và chính ngài Nuguyr Khen Rinpoche đã tạo nguồn hứng khởi cho tôi để làm việc này. Và như thế cho nên, Mingyur Rinpoche sẽ lang thang rày đây mai đó trong suốt ba năm trời. Thầy đã bỏ ra đi không đem theo bất kỳ cái gì cả. Thầy không đem theo tiền bạc chi cả. Chỉ ra đi một thân một mình với những gì thầy mang trên người. Thầy không đem theo tiền của, thầy không đem theo bàn chải đánh răng, thuốc đánh răng, không đem theo gì hết. Thầy đã bỏ đi như thế cho nên chúng ta thật không biết thầy đang ở đâu.

Và rồi sau đó thì tin tức này đến tai mẹ tôi. Mẹ tôi khóc suốt 7 ngày. Tin tức này cũng đến tai Situ Rinpoche, là một trong những vị bổn sư của Mingyur Rinpoche. Và Situ Rinpoche đã rất lo lắng trong một thời gian. Situ Rinpoche lập tức cho gọi vị sư với lá thư đến gặp ngài và vị sư ấy đã đến yết kiến Situ Rinpoche tại tu viện. Và sau khi Situ Rinpoche đọc lá thư thì cuối cùng, Situ Rinpoche cũng dịu lòng xuống và nói rằng mọi việc không sao cả.

Trong lá thư ấy, thông điệp mà Mingyur Rinpoche muốn gửi đến là gì? Tu tập hành trì là việc tối quan trọng. Trong số các pháp hành, nhiếp phục tâm mình và thiền định là quan trọng nhất. Tôi muốn tu tập hành trì như thế và tôi muốn các thầy cũng hãy làm như thế. Mingyur Rinpoche đã viết lá thư này cho chư tăng. Có hai lá thư. Một lá thư đã được đăng tải trên mạng lưới. Nhưng còn lá thư viết cho các tu sĩ của thầy thì hiện nay chưa được chuyển dịch.

Cho nên tôi muốn chia sẻ với các bạn tất cả những điều này. Xin hãy cầu nguyện cho Mingyur Rinpoche. Tôi không lo rằng thầy ấy đang như một người khùng. Trong thư, thầy nói rằng không phải thầy mệt mỏi không muốn giảng dạy nữa. Không phải thầy muốn buông xuôi công việc của mình mà thầy chỉ muốn tu tập hành trì. Cũng không phải thầy đang trải qua khủng hoảng của lứa tuổi trung niên. Nhưng chẳng ai biết thầy đang ở đâu cả. Tôi hy vọng Mingyur Rinpoche ổn định về mặt sức khỏe. Tôi hơi có chút lo lắng về vấn đề tiền bạc để chi dụng. Thầy không đem theo bất kỳ số tiền nào cả. Thầy sẽ đi khất thực và sẽ đương đầu với mọi việc ngày qua ngày, không chuẩn bị sắp đặt điều gì trước.

Tất cả chúng ta đều đã biết là Mingyur Rinpoche sẽ đi nhập thất ẩn tu. Nhưng chúng ta không biết rằng thầy sẽ ra đi theo phương cách ấy. Mẹ tôi có chút điều buồn bã trong lòng bởi vì bà cũng yêu quý thầy vô vàn như là một bậc đạo sư. Và bà lo lắng rằng bà sẽ qua đời trước khi thầy quay trở lại và lo rằng ngay cả nếu bà có chết đi thì có thể thầy cũng sẽ không nghe biết đến. Cho nên tôi đã nói với mẹ rằng, Mingyur Rinpoche sẽ nghe biết đến, và Mẹ thì không chết đâu. Và như thế cho nên bây giờ mẹ tôi cảm thấy an ổn hơn nhiều. Và trên đây là các thông tin…

Lá thư của Yongey Mingyur Rinpoche khi ra đi ẩn tu…
Trích trang http://tergar.org/
Chuyển dịch qua Việt ngữ bởi Tâm Bảo Đàn vào ngày 24 tháng 8, 2011 tại California, Hoa Kỳ. www.vietnalanda.org

Vào đầu tháng sáu 2011, Mingyur Rinpoche đã rời bỏ tu viện của ngài ở Bồ Đề Đạo Tràng, Ấn Độ để khởi đầu một thời gian ẩn tu dài hạn. Ngài đã bỏ đi vào nửa đêm mà không hề cho ai biết. Ngài không đem theo bất kỳ tiền bạc hay vật dụng nào, chỉ duy nhất một bộ y đang khoác trên người. Ngay hôm sau khi ngài bỏ đi thì vị thị giả mà cũng là người bạn thân thiết của ngài, Lama Soto, đã tìm thấy lá thư dưới đây trong liêu phòng của ngài.

Tôi viết lá thư này gửi đến tất cả những ai với tâm nguyện trong sáng và tràn đầy trí tuệ, những người đang nương tựa vào tôi, thuộc cả tăng đoàn lẫn cư sĩ hành giả ở tại Ấn Độ, Nepal và Tây Tạng.

Từ khi còn nhỏ tuổi, tôi đã thường cưu mang ước nguyện muốn được sống ẩn tu và hành trì, lang thang rày đây mai đó từ nơi này đến nơi khác, không nơi chốn cố định hoặc vướng mắc vào bất kỳ nơi đâu cả. Tôi cũng đã nhận được một đại dương các giáo huấn từ các vị bổn sư huy hoàng và từ ái. Cho dù tôi đã lập tâm muốn nhập thất ẩn cư và hành trì, nhưng tôi đã để cho thời gian còn lại của mình trôi qua trong lười biếng và trong sự phân tâm, để cho cuộc đời mình chẳng đi được đến đâu ngoại trừ việc sao lãng.

Tôi đã đi đến một quyết định vững chắc, dựa trên những lời khuyên răn từ chư vị đạo sư vĩ đại trong quá khứ và từ khát vọng của riêng trái tim mình để tôi có thể, như trong một ví dụ có nói, tự nắm lấy giây cương trong lòng bàn tay mình. Cuộc đời chúng ta mỏng manh như bọt nước và những hoạt động của thế gian này sẽ bất tận giống như là những đợt sóng trên biển cả. Cho dù như thế thì bất kỳ điều gì chúng ta làm, chúng ta cũng cần phải nương tựa và đặt hy vọng của chúng ta lên trên những giáo huấn cực kỳ quý giá và thâm diệu của Đức Phật. Giáo pháp sẽ đem đến lợi lạc cho chúng ta và những chúng sinh khác. Bởi vì lý do này cùng với những lý do khác, tôi đã tan vỡ ảo tưởng về những trải nghiệm trong cuộc đời này.

Với một niềm tin sắt đá vào dòng truyền thừa và các giáo huấn mà tôi đã được thọ nhận, cùng với tâm nguyện muốn đem lại lợi lạc cho chúng sinh, có những nhân duyên khác nhau đã nảy nở để đưa tôi đến quyết định lang thang một mình, không nơi cố định, ở những rặng núi xa xăm. Cho dù tôi không hề cho rằng mình giống như là những vị đạo sư vĩ đại trong quá khứ nhưng tôi hiện đang bước chân vào hành trình này như là một phản ảnh của các vị thầy ấy, như là một cách bắt chước trung thực tấm gương sáng chói mà các ngài đã đề ra. Trong một số năm sắp tới, việc luyện tập của tôi chỉ thuần túy là để lại sau lưng hết tất cả mọi liên hệ, cho nên xin đừng buồn giận với quyết định này của tôi.

Như tôi đã từng có lời khuyên các bạn trước đây, trong suốt thời gian này, điều quan trọng là phải tu học, tư duy và thiền định. Lấy tánh khí hoà hợp và giới luật trong sạch làm nền tảng, điều quan trọng là phải tu học các kinh điển Phật giáo, học hỏi về các truyền thống, các pháp hành, các bộ môn kiến thức cũng như những môn học khác [như đã được giảng dạy trong giòng truyền thừa. Quan trọng hơn nữa là đừng luôn hướng ra phía bên ngoài mà phải áp dụng được những giáo lý vào trong tâm của mình. Hãy luôn luôn giúp cho giòng tâm thức được tĩnh lặng và an định. Thật là việc quan trọng để làm lợi lạc các giáo huấn của Đức Phật cùng lợi lạc những chúng sinh khác chung quanh.

Không cần thiết phải lo lắng gì cho tôi cả. Sau một vài năm, chúng ta sẽ lại gặp lại nhau, và rồi như trước đây, sẽ lại tiếp tục quây quần bên nhau như là thầy và trò, để cùng thọ hưởng một đại tiệc Giáo Pháp. Cho đến tận ngày hôm ấy thì tôi sẽ tiếp tục cầu nguyện Tam Bảo và phát nguyện thay cho các bạn [phát nguyện hồi hướng cho các bạn].

Tulku Mingyur

Viết vào ngày 3 tháng 4 Tạng lịch năm 2011. Do anh trai của ngài, Tsoknyi Rinpoche, thuật lại trong một khoá tu ở Garrison Institute vào tháng 7 năm 2011
Ghi chép lại từ bản thâu âm trên http://www.youtube.com/watch?v=nIxOS0CafQw và chuyển dịch qua Việt ngữ bởi Tâm Bảo Đàn vào ngày 24 tháng 8, 2011 tại California, Hoa Kỳ. www.vietnalanda.org

Mingyur Rinpoche’s departure…

As shared by his older brother Tsoknyi Rinpoche at a retreat at Garrison Institute in July 2011

He really wanted to do retreat for many years and he planned for it… He did not abandon his activities without being responsible. He planned and he kept four and five years of instructions. He even recorded for this year and next year and the year after. He trained instructors. He fundraised for the monks and nuns. He delegated all his work to

the Khenpos. He made everything prepared and he used to tell me he likes to do retreat, sometimes going to the mountains or holy places. I thought, of course, you can go, no problem and I was very happy.

And about fifteen days, maybe one month ago, he went to Bodhgaya and gave teachings to the Bodhgaya monks and every day he went to Bodhgaya temple to offer to Buddha and supplicated and practiced for a while and went back to his house and meditated. Then in the last five days, he said, I am not going to Bodhgaya, I am going to stay in my room, I’ll eat only once a day, so please bring my lunch to me. He has an old attendant, about sixty-five, seventy, they always go together. And then he would usually have food around noon. He would open the door a little bit and he would go back in. He did like this for a few days.

On the fifth day, they would wait for the door to open but there was no sight. Until one o’clock, still no sight, no noise, nothing. Then the old monk opened the door. No Mingyur Rinpoche in the room. The old monk almost fainted. Then he saw on his seat a long scarf and one letter. He opened the letter. It said, I want to go as a wandering yogi in the style of Milarepa, inspired by Khen Rinpoche. So he would wander for three years. He just took off without anything. He did not take money. Just what he had. He did not take money, he did not take toothbrush, toothpaste, nothing. He just went like that so we don’t know where he is.

So the news went to my mother. My mother cried for 7 days. The news went to one of his lamas, Situ Rinpoche, and he was very worried for a while. Situ Rinpoche immediately called for the monk with the letter and the monk went to Situ Rinpoche’s monastery, and after Situ Rinpoche saw the letter then finally Situ Rinpoche also calmed down and said it is ok.

In his letter, what were his messages? Practice is the most important. Among the practices, taming the mind and meditation is the most important. I want to do that and want you, too, to do that. [He wrote] this letter to his monks. There are two letters. One letter is already on the web. But this letter [to his monks] is not translated yet.

I want to share with you all of that. So please pray for him. I am not worried about [him being] a mad man. In his letter, he said he is not tired of teachings. He is not giving up his work but he wants to practice. He is not having a middle-age life crisis. Nobody knows where he is. I hope he is is ok with his health. I am a little worried about money.

He did not take any money. He is going to beg and would like to deal with it day by day, not prepared.

We all know he is going to go on retreat. But we did not know that he is going to go in that way. My mother was sad [about one thing] because she also loves him very much as a lama. And she is worried that she might die before he comes back and even though she dies, he might not hear [about it]. So I said [to her], Mingyur Rinpoche will hear and you will not die. So now she is quite ok.

And so that is the news.

(Transcribed from the recording on http://www.youtube.com/watch?v=nIxOS0CafQw by Tâm Bảo Đàn on Aug. 24, 2011 in California, USA)

_____________________________

Letter from Yongey Mingyur Rinpoche when Departing for Retreat

In early June, 2011, Mingyur Rinpoche left his monastery in Bodhgaya, India to begin a period of extended solitary retreat. He departed in the middle of the night without telling anyone. He did not take any money or belongings, just the clothes he was wearing. The day after he left, his close friend and attendant, Lama Soto, found this letter in Mingyur Rinpoche’s room.

I write this letter to all the wise and pure-intentioned individuals who rely on me, both the monastic communities and lay practitioners throughout India, Nepal, and Tibet.

From a young age, I have harbored the wish to stay in retreat and practice, wandering from place to place without any fixed location. I also received an ocean of instructions from my glorious and kind root gurus. Though I have attempted to stay in retreat and practice, I have passed the rest of my time in laziness and diversions, letting my life come to nothing more than a distraction.

I have made a firm decision, based on the advice of the great masters of times past and my own heart’s desire, to, as the example goes, take the reins into my own hands. Our lives are as fragile as a bubble and the activities of this life are as endless as the waves of the ocean. Yet whatever we do, we should rely upon and place our hopes in the

Buddha’s sacred and divine teachings. It is the Dharma that will benefit both us and other sentient beings. For this and other reasons, I have become disillusioned with the experiences of this life.

With genuine conviction in the lineage and instructions I have received, along with a motivation to be of benefit to others, various causes and conditions have prompted me to make the decision to wander alone, without fixed location, in remote mountain ranges. Though I do not claim to be like the great masters of times past, I am now embarking on this journey as a mere reflection of these teachers, as a faithful imitation of the example they set. For a number of years, my training will consist of simply leaving behind my connections, so please do not be upset with my decision.

As I have recommended before, throughout this period it is important to study, contemplate, and meditate. With a sense of harmony and pure discipline as a basis, it is important to study and contemplate the traditional scriptures of the Buddhist tradition, and [to learn] the traditions, practices, fields of knowledge, and other disciplines [taught in our lineage]. It is especially important to not always focus your attention outward, but to apply the teachings to your own mind. You should calm and pacify your own mindstream. It is important to bring benefit to the Buddha’s teachings and to your fellow sentient beings.

There is no need to worry about me. After a few years, we will meet again and, as before, gather together as teacher and student to enjoy a feast of the Dharma. Until that time, I will continually pray to the Three Jewels and make aspirations on your behalf.

Tulku Mingyur

Written on the 3rd day of the 4th month of the Tibetan calendar in the year 2011