Những giáo huấn trực chỉ của ngài Shri Singha

Khi Ta, Đạo Sư Padma của xứ Uddiyana

Được tám tuổi, tín tâm của Ta được thức tỉnh.

Ta đã tới trước bậc Đạo Sư Shri Singha,

Dâng lên những lễ vật và Ta đã thỉnh cầu những giáo huấn.

 Vị Guru đã nói, “Hãy huân tập tâm con trong Tam Tạng Kinh!”

Như vậy, ở phía Đông của Bồ Đề Đạo Tràng Vajrasana, Ta đã học các Kinh Tạng. Ở phía Bắc, Ta đã học Luật Tạng Vinaya. Ở phía Tây, Ta đã học Luận Tạng A Tỳ Đàm Abhidharma. Ở phía Bắc, Ta đã học các Ba la mật Paramita. Sau đó Ta đã tới trước ngài Shri Singha, dâng lên những lễ vật và báo cáo đã hoàn thành việc học tập toàn bộ Tam Tạng Kinh.

 Ta đã thỉnh cầu Ngài xin hãy chấp nhận Ta. Vị  Guru trả lời: “Con trai, trước tiên con phải đào luyện tâm mình trong những giáo huấn mật chú!”

 Và như vậy, ở xứ Uddiyana, Ta đã học 3 loại yoga. Ở xứ Sahor, Ta đã học Mật điển Mahayoga Tantra và phần tâm của Đại Viên Mãn Dzogchen. Ở xứ Nairanjara, Ta đã học Kilaya. Ở xứ Singha, Ta đã học Padma Maheshvara. Ở xứ Vasudhara, Ta đã học Kriya. Ở xứ Nepal, Ta đã học Yamantaka. Ở xứ  Merutse, Ta đã học Mamo. Ở  Vajrasana, Ta đã học các nghi quỹ sadhana của 8 vị heruka.  Ở xứ Lantsha, Ta đã học Guhyasamaja, gồm 4 chương Tantra Cha và Tantra Mẹ.

 Đã nhận ra vạn pháp chỉ như mộng huyễn, ảo ảnh, không chút chân thực và là hư huyễn, Ta đã tới trước vị đạo sư, ngài đang thuyết Pháp cho một hội chúng 5.500 người, trong đó có một số các vị vua. Khi Ta tới, Guru Shri Singha đã nói: “Con muốn gì, hỡi tu sĩ sơ cơ?”

 Ta trả lời: “Con đã học tổng quan các giáo huấn mật chú. Giờ đây con mong muốn nhận giáo huấn từ ngài!”

 Guru Shri Singha nói, ”Con là một người uyên bác, thông tuệ, đầu tiên con đã học Tạng Kinh và sau đó, con đã học Mật Chú. Bây giờ hãy để hội chúng này giải tán đã!”

 Rồi ngài nói: “Con hiểu vạn pháp là hư huyễn, nhưng điều này không giúp được gì cả. Cái hiểu này, rằng là vạn pháp thì chỉ như mộng huyễn, ảo ảnh, không thực và hư huyễn nên được đồng hóa trong sự tồn tại, hiện hữu của con. Không cần thiết để khắc cốt ghi tâm nó, vì nó chỉ trở nên vô vị. Điều này không phải là quả trong giác ngộ!”

 Ta nói, “Nếu vậy, xin hãy ban cho con một giáo huấn để đưa nó vào tâm yếu!”

Vị Guru trả lời, “Đầu tiên, hãy lập một mạn đà la cúng dường!”

 Ta đã lập một mạn đà la từ một lượng bụi vàng và dâng lên ngài.

Ngài Shri Singha nói: “Bây giờ, hãy để ở phía trước ta! Hãy giữ chân con trong thế giao nhau chữ thập, tay trong ấn thiền định và cột sống thẳng đứng. Đây là chìa khóa, then chốt của thân”

 “Hướng thẳng đôi mắt con về phía bầu trời rộng mở. Đây là chìa khóa, then chốt của các nadi (kinh mạch, luồng sinh lực)”

“Xiết chặt, làm căng các khí năng phía dưới của con và chặn các khí năng phía trên của con. Đây là chìa khóa, then chốt của prana (khí năng).”

 ”Hãy quán tưởng từ một hạt binđu (tinh chất) đỏ từ chữ E trong luân xa hóa hiện ở trung tâm rốn của con! Hãy quán tưởng một hạt binđu trắng từ một chữ BAM trong luân xa đại lạc từ trung tâm vương miện của con. Đây là chìa khóa, then chốt của binđu (hạt tinh chất)”

 “Hãy tập trung tâm con lên chữ BAM được tan chảy bởi ngọn lửa chói sáng từ chữ E, sau đócác hạt binđu trắng và đỏ trộn lẫn, hòa tan cùng nhau vào trong luân xa pháp ở trung tâm trái tim con. Đây là chìa khóa, then chốt của tâm.”

 “Hãy để cho các binđu trắng và đỏ trở nên từ từ nhỏ hơn, nhỏ hơn, và cuối cùng, đừng giữ lại bất cứ điều gì trong tâm cả! Đây là chìa khóa, then chốt của sự giác ngộ viên mãn và trọn vẹn!”

 Ta đã thực hành theo cách này và vài thể nghiệm xuất hiện, như là: không còn cảm thọ về thân, không còn cảm thọ về hơi thở ra vào, cảm giác mình có thể dịch chuyển không chút ngăn ngại qua những hiện thể và cảm giác “Ta không thể chết.” Khi những thể nghiệm này xảy ra, Ta đã cảm thấy tự hào và thuật lại chúng cho Guru.

Guru nói, “Thật là cực kỳ ngốc để tự hào trong việc được chạm tới bởi các ân phước, gia hộ của một bậc minh sư và coi đó là đủ. Bây giờ hãy đến một nơi hẻo lánh, cô tịch và đừng tạo ra bất kỳ những hư cấu, vọng tưởng tinh thần nào cả!”

 Ta đã tới một nơi hẻo lánh và trong một năm cố gắng không tạo ra bất cứ những hư vọng tinh thần nào cả. Vài thể nghiệm xuất hiện, như là cảm giác rằng: “Không (sự trống rỗng) là Sắc (Sự hiện hữu, sắc tướng)! Sắc là Không! Sắc và Không là bất khả phân! Không có sự bất nhị, phân biệt đối với chư Phật và chúng sinh! Sẽ không có ác hạnh xảy tới thậm chí nếu Ta tham dự vào điều không đức hạnh! Sẽ không có lợi lạc nào thậm chí nếu Ta dấn thân vào thập thiện!”

 Hài lòng về những thể nghiệm này, Ta thuật lại chúng tới vị thầy.

 Ngài nói, “Thật là ngốc để hài lòng với thể nghiệm thiền định!”

 “Nếu con nghĩ rằng Sắc và Không là bất khả phân, thì con nên tách biệt ra khỏi những sắc tướng, hiện hữu. Con có vậy không?”

 “Nếu con nghĩ rằng chư Phật và chúng sinh là bất khả phân, thì con nên tự hào và phụng sự chúng sinh ngang cấp như con sẽ làm với chư Phật. Con có làm thế không?”

 “Nếu con nghĩ, “Ta sẽ không có sự chín thành của nghiệp ngay cả khi Ta dấn thân vào mười ác hạnh”, vậy con sẽ có thể chấp nhận mười ác hạnh từ kẻ khác làm cho con – thậm chí nếu chính con bị giết hại. Con có thể làm điều đó không?”

 “Nếu con nghĩ, “Thậm chí nếu Ta can dự vào thập thiện thì cũng sẽ không có lợi lạc gì”, vậy con sẽ không còn bất kỳ cảm thọ hỷ lạc nào khi con được lợi lạc từ những người khác – những người đang thực hành thập thiện – thậm chí nếu mạng sống của chính con được cứu. Con có nghĩ vậy là đúng không?”

 “Bây giờ, hãy lại tới một nơi cô tịch và để thân con duy trì như một xác chết, hãy để tiếng nói của con duy trì như thể một kẻ câm và để tâm con duy trì như bầu trời!”

 Rồi Ta lại tới một nơi hoang vắng và thực hành theo cách đó, nhờ điều này tám thể nghiệm xuất hiện:

 Một thể nghiệm sáng tỏ, một sự minh bạch, sáng rõ tuyệt đối không ở bên trong cũng không ở bên ngoài, hiển hiện như một sự thức giác và tánh không không chút phân biệt, dù đôi mắt Ta mở hay nhắm.

 Một thể nghiệm tánh không, hoàn toàn rộng mở và trống rỗng với sự không trụ bám, chấp chặt vào bên trong hay bên ngoài và với cái tâm không trụ lại ở bất kỳ đâu cả.

Đức Liên Hoa Sinh