Lời khuyên từ các bậc Thầy về sự Quá tải trong Thực hành và Quá nhiều Giới nguyện

Việc thực hành quá tải trong truyền thống Kim Cương Thừa có thể trở thành một vấn nạn hàng đầu đối với hành giả đang thọ nhận quá nhiều lễ quán đỉnh. Nếu như bạn trở nên căng thẳng trong việc giữ sự thực hành hàng ngày, và nếu sự thực hành này không làm bạn cảm thấy thỏa mãn, thì đó là bởi vì những “sức ép trong sự thực hành,” và khi ấy “sự thực hành còn trở nên đáng sợ hơn việc đóng thuế hàng năm,” Thầy Gelek Rinpoche đã từng nói đùa như vậy trong kì giảng về Vajrayogini. “Ít ra thì ta chỉ phải đóng thuế 1 năm một lần, nhưng thực hành, thì ta phải trả nợ mỗi ngày.”

Đức Dalai Lama đã có lần từng khuyên: “Từ những kinh nghiệm của bản thân, tôi không khuyến khích việc tụng đọc quá nhiều minh chú, và thực hành quá nhiều nghi quỹ. Vì làm như thế thường là kết quả không được tốt lành mấy. Việc chỉ tụng đọc nghi quỹ, trì đọc minh trú cho đến khi bạn líu cả lưỡi lại chẳng tốt lành gì nếu tâm thức bạn không chú tâm vào sự thực hành. Vì thế đừng nên làm thế. Và Thầy đang chia sẻ những kinh nghiệm của chính bản thân mình.”

Gelek Rinpoche cũng nhấn mạnh tầm quan trọng của việc hạ giảm sự căng thẳng trong việc thực hành quá tải: “Bạn sẽ phải dậy buổi sáng từ rất sớm để thực hành, và rồi bạn nghĩ, ‘cha mẹ ơi, thật là mệt quá đi!’ Và bạn có những suy nghĩ nặng nề này vì bạn không có những kết quả từ sự thực hành.” Gelek Rinpoche cũng nói thêm “Khi có được sự thành tựu trong thực hành”, bạn sẽ không ngần ngại dậy sớm mỗi ngày để thực hành. Rinpoche cũng nói thêm, rằng hầu như mọi sự thực hành đều có phần thiền quán về sự an lạc/ tính không. Và rõ ràng bạn không thể thấy an lạc, nếu bạn đang bị căng thẳng.

Cng thng: Quá nhiu thc hành – gii nguyn

Một trong những vấn đề với nhiều người thực hành Kim Cương Thừa, đó là có quá nhiều sự thực hành, quá nhiều bổn tôn – Và đồng nghĩa với quá nhiều giới nguyện phải giữ. Trong một khóa giảng ở Gaden Choling, Đại Đức Zasep Tulku Rinpoche đã minh họa vấn đề thực hành quá nhiểu bổn tôn và giới nguyện bằng câu chuyện về ngài A-Tì-Sa. Ngài A-Tì-Sa từng nói: “Người Ấn Độ chúng tôi chỉ thực hành một tôn, và từ đó, thành tựu tất cả tôn; Những người Tây Tạng thì thực hành quá nhiều, và chẳng thành tựu ai cả!”

Tulku Urgyen Rinpoche từng nói thẳng về vấn đề này trong cuốn sách, As It Is – Như là: “Vấn đề này xảy đến vì có quá nhiều hình tướng các bổn tôn, và việc tạo sự kết nối riêng với từng vị trở thành khó khăn.” Và Ngài đưa ra một lời khuyên cho vấn đề này: “Hãy thực hành bất cứ bổn tôn nào mà các con thích nhất.”

Ngài đã minh họa bằng một ví dụ, “Nếu ta thực hành Kim Cương Tát Đỏa – Vajrasattva, rõ ràng chỉ cần thực hành một tôn như thế đã hoàn toàn đầy đủ. Hành giả không cần phải liên tục hoán chuyển sang những tôn khác nhau, lo sợ rằng nếu không làm thế, ta sẽ bỏ lỡ ân phước nào đó, vì việc thực hành chỉ một tôn, đã đầy đủ hoàn toàn mọi ân phước, thành tựu, và hành giải không bỏ lỡ bất cứ điều gì cả.”

Tulku Urgyen Rinpoche cũng nói thêm: “Nếu con thành tựu một Phật đà, thì con thành tựu tất cả chư phật, nếu con đạt được trạng thái giác ngộ của một tôn, tức khắc con đạt trạng thái giác ngộ của tất cả bổn tôn. Tất nhiên, việc thực hành nhiều tôn không sai gì cả. Nhưng vấn đề ở đây, là đừng có nhảy nhót, xoay chuyển sự thực hành liên tục.”

Truyn thng Phương Tây

Việc thực hành chăm chỉ cần mẫn là tối quan trọng nhằm đi thẳng trên con đường Bồ Tát Đạo. Vấn đề nảy sinh khi thay vì chỉ tập trung vào một vị tôn, Người Phương Tây tiếp nhận truyền thống Tây Tạng, và họ tìm cách thọ nhận càng nhiều quán đỉnh càng tốt.

Gelek Rinpoche từng nói: “Theo truyền thống, ở Tây Tạng, ta sẽ thọ nhận 300 hay 400 quán đỉnh khác nhau, nhưng Thầy không chắc là ở phương Tây, các con có cần điều đó không. Thầy không cho rằng các con cần. Ở Tây Tạng, vấn đề là thọ nhận giáo lý nhưng chẳng ai có thể thực hành tất cả được.”

Như Ngài A-tì-Sa đã phê phán những hành giải Tây Tạng thuở ban đầu vì việc “thực hành thọ nhận quá nhiều, nhưng chẳng thành tựu một ai,”, Gelek Rinpoche trong khóa giảng giáo lý Vajrayogini cũng khuyên tương tự đến học trò của Người ở Phương Tây.

Tuy nhiên, không may rằng, với những ai đã thọ nhận quá nhiều quán đỉnh, thì việc tập trung vào một hay số ít tôn trở nên khó khăn, cũng như việc những giới nguyện thực hành với các bậc Thầy.

Gii nguyn thc hành – Không nht thiết phi là gii nguyn chính

Gelek Rinpoche từng có lời động viên học trò, những người cảm thấy băn khoăn giữa việc thực hành và giữ một hay nhiều giới nguyện: “Trong một khóa quán đỉnh, bạn không nhất thiết hứa sẽ tụng đọc nghi quỹ … Giới nguyện thực sự là việc giữ những giới nguyện mà ta đã thọ nhận.” Và đó có thể là Nguyện Bồ Tát Đạo hay Nguyện Mật.

Một vị Thầy khác, Lama Jampa Thaye, cũng nhấn mạnh những giáo lý của ngài Atisa để nói về việc thọ nhận quá nhiểu lễ quán đỉnh – cũng như những giới nguyện thực hành như sau: “Thực ra, nếu ta cố thực hành quá nhiều tôn, nghi quỹ, sẽ rất khó có thể đạt được trạng thái phẩm tính của bất cứ tôn nào cả. Như có một câu ngạn ngữ ở Tây Tạng, “Nếu ta cố thực hành 100 tôn, bạn sẽ chẳng có được sự lợi lạc của dù chỉ một tôn. Và khi bạn thực hành hữu hiệu chỉ một tôn, bạn sẽ có được sự lợi lạc của cả trăm tôn.” Chính bởi thế, dù ta có thể thọ nhận quán đỉnh, nhưng rất có thể vị thầy của ta, sẽ khuyên ta chưa nhất thiết thực hành hay dựa vào tôn đó trong thời điểm hiện tại.”

Bn Tôn không nm ngoài tâm

Đại Đức Zasep Tulku Rinpoche đã đưa ra một hình ảnh ẩn dụ: “Bổn tôn như là tấm gương. Ta quán tưởng bổn tôn ngoài thân ta, nhưng hình ảnh đó lại là hình ảnh phản chiếu chính bên trong ta.”

Đại đức Choje Lama Phunstock cũng nhấn mạnh rằng, Bổn tôn không tách rời khỏi tâm ta. “Thiền quán về bổn tôn là trọng yếu của Kim Cương Thừa. Việc hành giả Kim Cương Thừa thực sự biết rằng bổn tôn không tách rời khỏi tâm ta, mà thực ra Bổn tôn là những hình ảnh giúp ta luyện tâm, quán tâm là hết sức quan trọng. Bổn tôn là những hình ảnh phản chiếu không một tì vết về bản thể tự nhiên, nguyên thủy bên trong tâm ta, và thị hiện ở những hình tướng, màu sắc cụ thể nào đó. Mục đích của sự thực hành của chúng ta là đạt được trạng thái Phật Quả hoàn hỏa, và trạng thái này được thị hiện ở 3 hình thức hay hình tướng quả khác nhau – Pháp Thân – Báo Thân và Hóa Thân. Và ta cần biết và hiểu rõ rằng 3 thân này là bất khả phân. Điều này hết sức quan trọng

Ngài nói tiếp: “Sự thị hiện của bổn tôn, là một sự thị hiện của giác ngộ, hoàn toàn không bị trói buộc bởi việc phải xuất hiện trong một hình tướng, màu sắc cụ thể nào đó, mà tất cả Bổn Tôn đều là hình ảnh phản chiếu những mong muốn và mong cầu của bản thân ta. Vì Bổn tôn chính là hình ảnh của hành giải với những khả năng, mong cầu khác nhau, nên một số bổn tôn sẽ có thân tướng màu trắng, như Đức Quán Thế Âm cao quý, một số tôn khác sẽ có màu xanh, màu vàng, màu đỏ hay xanh lá cây, cũng như nhiều hình tướng khác. Nhưng thực tế là, Bổn tôn là sự thị hiện của lòng từ bi vô lượng của chư Phật Đà.

Ngài nói tiếp: “Sự thị hiện của bổn tôn, là một sự thị hiện của giác ngộ, hoàn toàn không bị trói buộc bởi việc phải xuất hiện trong một hình tướng, màu sắc cụ thể nào đó, mà tất cả Bổn Tôn đều là hình ảnh phản chiếu những mong muốn và mong cầu của bản thân ta. Vì Bổn tôn chính là hình ảnh của hành giải với những khả năng, mong cầu khác nhau, nên một số bổn tôn sẽ có thân tướng màu trắng, như Đức Quán Thế Âm cao quý, một số tôn khác sẽ có màu xanh, màu vàng, màu đỏ hay xanh lá cây, cũng như nhiều hình tướng khác. Nhưng thực tế là, Bổn tôn là sự thị hiện của lòng từ bi vô lượng của chư Phật Đà.

Vy sao li th quá nhiu quán đnh?

Vậy, câu hỏi cần phải đặt ra là sao vẫn có nhiều người cố thọ quá nhiều quán đỉnh, dù cho Ngài A-tì-Sa đã nói ra như vậy rồi?

Ngài Zasep Rinpoche chỉ ra rằng có nhiều người nghĩ rằng việc thọ nhận quá nhiều quán đỉnh như một ‘ân phước gia trì’. Và với những hành giả khác, thì thường có hai lí do chính, như Lama Jampa Thaye giải thích: “Lí do đầu tiên là những lợi lạc của việc thọ nhận quán đỉnh, là việc thọ nhận quán đỉnh khắc sâu, làm mới những giới nguyện của một hành giả. Nếu có những gãy vỡ trong giới nguyện mật thừa từ những lần thọ quán đỉnh trước, thì những gãy vỡ này sẽ được tịnh hóa sau mỗi lần thọ nhận quán đỉnh. Lí do thứ hai, đó là ta thường có quan điểm cho rằng, dù cho hiện tại có thể ta chưa cần đến, nhưng một lúc nào đó, có thể ta cần nương tựa vào vị tôn đó.”

Tulku Urgyen Rinpoche từng khuyên các học trò “hãy thực hành tôn nào họ thích nhất”. Vì không thật sự có một sự khác biệt nào cả giữa các tôn. Ta không thể nói có những bổn tôn tốt và những bổn tôn không được tốt lắm… Chính những cảm xúc riêng của mỗi người tạo nên sự khác biệt khi một số người muốn thực hành Liên Hoa Sinh là bổn tôn chính, trong khi có người khác lại muốn thực hành Quán Thế Âm hay đức Phật Thích Ca, hay Độ Mẫu Tara. Và cảm xúc riêng này ở mỗi người lại khác nhau… Lí dó là mọi tôn về bản chất đều như nhau; sự khác biệt nếu có chỉ là hình tướng, chứ không phải bản chất.

“Chẳng có lí do gì mà Yamatanka không thể tụng đọc Om Mani Padme Hum”

Alexander Berzin đã khoét sâu vào ý tưởng này trong bản luận của ông về ‘6-thời Yoga’: “Chúng ta cần phải ghi nhớ rằng đức Phật – có nghĩa là chính chúng ta khi chúng ta thành Phật – Có thể thị hiện trong bất cứ hình tướng, hình ảnh nào. Chính vì thế chúng ta không thể nghĩ về những hình ảnh của chư Phật không có chút liên quan nào đến nhau. Như Serkong Rinpoche, bậc Thầy của tôi, từng nói: Yamatanka có thể tụng đọc Om Mani Padme Hum. Chẳng có lí do gì mà Yamatanka không thể tụng đọc Om Mani Padme Hum, hay Yamatanka chỉ có thể tụng đọc minh chú của Yamatanka. Không thể có chuyện Yamatanka bị cấm không thể tụng đọc bất cứ một minh chú nào khác. Và Yamatanka có thể thị hiện trong hình tướng Quán thế Âm, hay Vajrayogini hay bất cứ một vị tôn nào khác. Chúng ta sẽ thực hành hay trì tụng bất cứ một tôn nào ta cảm thấy kết nối thoải mái nhất.”

Biếng nhc thc hành là mt trng thái ca tâm!

Hiểu dược vấn đề biếng nhác thực hành và ‘có quá nhiều bổn tôn’ đồng thời cũng có thể là một trạng thái của tâm. Trong một bài viết khá thú vị trên trang blog “Tinfoil Ushnisha”, tác giả đã giải thích ý kiến của Khenpo Kathar về vấn đề này như sau: “Với việc bạn biếng nhác thực hành về các bổn tôn, bạn đang biếng nhác nghĩ về các tôn. Nếu bạn cho rằng nếu thực hành một tôn, có nghĩa bạn chỉ thực hành một tôn đó, không nghĩ hay quan tâm gì đến các tôn khác, điều này sẽ dẫn đến một vấn đề rằng bạn sẽ có phản xạ muốn lựa chọn trong việc thực hành các tôn. Nếu bạn nhận ra rằng bằng việc thực hành dù chỉ một tôn, có nghĩa là bạn đang thực hành tất cả, bạn sẽ không bị vướng mắc vào việc chọn lựa giữa các tôn.” Nói cách khác, cách nhìn và suy nghĩ của bạn hết sức quan trọng.

Chn la bn tôn?

Lama Jampa Thaye, một vị Thầy thuộc Trung Tâm Hiệp Hội Sakya Quốc Tế và Trung Tâm Karma Kagyu Tây Tạng đã nói như sau: “Chúng ta có thể thay thế Kalachakra, ví dụ: vị thầy chính là Kalachakra, chúng ta chính là Kalachakra. Và đây chính là cách chúng ta nên quán tưởng trong thực hành. Tương tự, chúng ta có thể quán tưởng ta và bậc thầy chính là Yamatanka hay bất cứ vị tôn nào chúng ta đang thực hành. Tất cả đều như nhau. Vajrayogini. Bất cứ tôn nào bạn muốn và có kết nối. Điều này hoàn toàn như nhau, không khác biệt. Điều này cũng giống như câu Bách – Tự – Minh – Chú (Chú trăm Âm) cũng có rất nhiều hính tướng khác nhau: Hình tướng cụ thể của Kim Cương Tát Đỏa – Trong hệ thống Guhyasamaja. Ngoài ra có hình tướng của Heruka-tát đỏa – Của hệ thống Chakrasamvara và Vajrayogini. Còn có hình tướng của Yamatanka-tát đỏa của hệ thống Yamatanka. Chỉ khác nhau bởi một vài chủng tự, nhưng chúng hoàn toàn tương đương nhau.

Thc hành vô s tôn – Vi nhng xu hướng khác nhau

Đại Đức Choje Lama Phuntsok, trong một buổi tham luận về Bổn tôn, đã thảo luận lí do mà ta thường thực hành quá nhiều tôn khác nhau. Do hành giả và Phật tử thường có những thiên hướng, nhu cầu và mục đích khác nhau, nên có rất nhiều vị Tôn khác nhau trong Kim Cương Thừa, khác biệt từ màu sắc thân tướng đến hình tướng. Có thể ví số lượng bổn tôn trong Kim Cương Thừa giống như thực đơn trong những nhà hàng lớn – mọi thực khách đều có thể chọn lựa những món ăn mà họ thấy phù hợp với mình. Kim Cương Thừa cũng vậy, vì Kim Cương Thừa tùy thuộc vào nhu cầu, mong muốn, khả năng, kết nối của mỗi hành giả, để có những bổn tôn phù hợp với hành giả đó, từ đó nâng cao, phát triển sự thực hành của mỗi hành giả. Có những hành giả lại thấy kết nối khi thực hành thiền định về Đức Quán Thế Âm, người khác lại cảm thấy kết nối mạnh mẽ khi thiền về Độ mẫu Arya Tara; có người lại muốn thực hành về Sangye Menla, là đức Phật Dược Sư. Và cũng có những hành giả muốn thực hành về đức Phật A Di Đà.

Hình tướng khác nhau, cùng kết qu.

Đại Đức Lama Phuntsok từng giải thích: Những vị tôn thị hiện trong những hình tướng khác nhau, nhưng dù hình tướng bên ngoài có khác nhau như thế nào, mọi sự thực hành đều có lợi lạc, và đưa đến cùng một kết quả. Có rất nhiều phật tử, học trò muốn thực hành những tôn Phẫn nộ, như Vajravarahi hay Chakrasamvara hay Kalachakra, hay Mahakala, và một thực tế là những thực hành này đều mang đến cùng một kết quả như khi thực hành về một tôn hiền hòa nào đó. Có những hành giả lại sợ hãi khi thực hành Mahakala, trong khi, lại có những hành giải thực sự kết nối và muốn thực hành Mahakala, và đây chính là sự khác nhau về thiên thướng, và sở thích cá nhân từng hành giả. Và dù thiên hướng này là gì, thì sự thực hành Kim Cương Thừa bao gồm việc kết nối, nhận ra bổn tôn, và đây là một phương pháp vô cùng thiện xảo tuyệt vời so với những thực hành trong các truyền thống Phật giáo khác.

S bo đm dành cho hành gi thc hành quá nhiu

Một cách khác để nghĩ về việc thực hành Bổn tôn có thể qua lời giảng của Karma Chagme: “Việc kết hợp tất cả bổn tôn vào thành một tôn và một minh chú là nền tảng hết sức quan trọng.”

Đại đức Gelek Rinpoche, người lập ra Jewel Heart, trong một khóa giảng về Vajrayogini, đã nói như sau: “Đây là lí do mà mọi người không cần phải nghĩ ‘À, tôi đã có một vị thầy về Vajrayogini đây rồi, nhưng tôi đã quên mất về đức Phật Thích Ca, tôi cũng quên cả đức Phật Dược Sư hay Độ Mẫu Tara rồi. Vậy sự quy y của tôi có bị ảnh hưởng gì không? Có làm sao không?’ Và mọi người không cần phải lo lắng về điều đó. Mọi người chỉ cần nghĩ một Đức Phật là tất cả chư Phật Đà, và Tất Cả Chư Phật đều là một”

Zasep Rinpoche thì nói về vấn đề này theo một cách khác: “Đừng nghĩ rằng sự thực hành của con không còn tác dụng gì nữa chỉ vì con đã lỡ bẻ gẫy giới nguyện thực hành; đừng từ bỏ giới nguyện và hãy thực hành hàng ngày; hãy bắt đầu lại từ đầu. Bậc Thầy từ ái của ta, Tara Tulku Rinpoche đầy trân quý từng nói, “Nếu con quên ăn sáng, con không cần phải từ bỏ bữa sáng nữa. Chỉ cần sáng hôm sau, con hãy nhớ ăn sáng. Vậy thôi. Đơn giản lắm.”

Nguồn: Buddhaweekly

Lược dịch: Hiếu Trịnh – Ananda