Đi tìm bản ngã

Geshe Ngawang Dhargyey (1921-1995) sinh ra ở vùng Trehor thuộc Kham, phía đông của Tây Tạng và học ở Tu viện Dhargyey địa phương cho đến khi 18 tuổi. Khi đó, ngài đến Tu viện Sera ở Lhasa. Ngài rời khỏi Tây Tạng năm 1959 và đến năm 1971 được bổ nhiệm làm người truyền Pháp chính tại Thư viện lưu trữ các tác phẩm Tây Tạng. Ngài ở đó cho đến khi sang New Zealand vào năm 1985 và qua đời 10 năm sau đó. Ngài giảng những lời này ở Trung tâm thiền đại thừa Tushita, New Delhi ngày 2 tháng 1 năm 1980. Robert Thurman đã biên tập lại và xuất bản lần đầu trong quyển Những lời dạy ở Tushita vào năm 1981.

Tất cả chúng ta đều lo buồn; rất nhiều chúng sinh hữu tình thường xuyên khốn khổ. Tuy nhiên, ngay tại đây và bây giờ, chúng ta có thời giankhông gian và năng lực để suy nghĩ cách từ bỏ khổ đau – không phải chỉ là vượt qua một vấn đề hoặc trở nên yên bình hơn, mà là hoàn toàn chấm dứt khổ đau.

Con người chúng ta có rất nhiều phương pháp tìm kiếm hạnh phúc cho mình nhưng ngay cả khi sống trong một căn nhà đầy đủ mọi thứ chúng ta vẫn cảm thấy không thỏa mãn. Đó là bởi vì chỉ có một thứ duy nhất có khả năng xóa bỏ sự bất thỏa mãn và mang lại hạnh phúc thực sự: đó chính là thực hành Pháp.

Nếu chúng ta kiểm lại bên trong chính mình, chúng ta sẽ khám phá ra rằng tất cả bất hạnh của chúng ta đến từ bám luyến hoặc sân hận. Những thứ này thì lại đến từ cái thấy không đúng về bản ngã. Ngay tại giây phút này, chúng ta vẫn coi “Tôi” là một điều rất thật. Trong Nhập Trung Đạo, Chandrakirti phát biểu rằng tất cả khổ đau cảm xúc khởi sinh từ vô minh – hiểu sai về bản tánh của ngã. Đây chính là cội rễ. Để từ bỏ mọi cành nhánh của khổ đau và ngăn ngừa chúng quay trở lại thì chúng ta cần chặt bỏ từ gốc rễ. Bằng cách đó chúng ta chấm dứt khổ đau ngay cả sanh, bệnh, già và chết.

Những giáo lý chính của Đức Phật để xóa bỏ vô minh bằng cách hiểu rõ và quán chiếu trí huệ tánh Không được ghi lại trong Bát Nhã Ba La Mật Đa Tâm Kinh (Prajnaparamita), và những đoạn văn này là nguồn biên soạn chính của ngài Long Thọ trong tác phẩm Sáu Mươi Kệ Tụng Biện Luận Lý Tính Duyên Khởiđặc biệt là Luận Trung Quán (Mulamadhyamakakarika). Những lời dạy khác về trí huệ quán chiếu tánh Không có thể tìm thấy trong tác phẩm Bốn trăm bài tụng của ngài Thánh Thiên (Aryadeva); tác phẩm Luận về Trung quán của ngài Phật Hộ (Buddhapalita); tác phẩm Minh Cú Luận của ngài Nguyệt Xứng (Chandrakirti) và chương thứ chín trong tác phẩm Con Đường Bồ Tát Hạnh của ngài Tịch Thiên.

Điểm cốt tủy của tất cả các kỹ thuật được miêu tả trong các bản văn trên và các ghi chú khác nhằm phát triển một hiểu biết về tánh Không của tự ngã là một phương pháp được gọi là “Bốn điểm cốt yếu” hay “Bốn chiếc chìa khóa”. Những điểm này cung cấp một cách tiếp cận rất hiệu quả đến tánh KhôngChúng ta bắt đầu bằng cách áp dụng bốn phương pháp phân tích này để đạt được hiểu biết về vô tự tánh của con người (vô ngã) và sau đó dùng chúng để đạt được hiểu biết về vô tự tánh của hiện tượng (vô pháp).

Điểm cốt yếu đầu tiên

Chiếc chìa khóa đầu tiên là “xác quyết đối tượng cần được tiêu trừ”. Chúng ta không thể quán chiếu tánh Không mà đầu tiên còn không biết cái gì là rỗng không. Tánh Không không phải chỉ là hư vô mơ hồ. Điểm đầu tiên này giúp chúng ta hiểu cách bản ngã giả tạm – đối tượng cần bác bỏ và tiêu trừ – tồn tạiChúng ta cần nhận ra cách mà chúng ta xem cái “Tôi” là một tồn tại riêng rẽ, như thể nó độc lập khỏi tổng hòa thân và tâm này. Cái “Tôi” xuất hiện như kiểu đã được hình thành đầy đủ, tự tồn tại và kiểu tồn tại này thì không có vẻ bị tác động bởi những phóng chiếu của tâm.

Cách mà chúng ta níu giữ và tin rằng cái “Tôi” tồn tại trở nên đặc biệt rõ ràng khi chúng ta giận dữ hoặc sợ hãi. Vào những lúc đó, chúng ta nên phân tích cách mà bản ngã xuất hiện trong tâm cũng như cách mà tâm diễn giải nó. Chúng ta có thể khơi gợi những cảm xúc này trong khi thiền định và trong lúc duy trì chúng, sử dụng một phần tinh tế của thức của mình để nhận ra cách chúng ta tiếp tưởng về cái “Tôi”.

Để bắt được kẻ trộmtrước tiên chúng ta phải biết hắn là ai và hắn trông như thế nào. Kẻ trộm lớn nhất chính là tri kiến sai lầm về bản ngã – khái niệm cho rằng không chỉ bản thân ta mà tất cả sự vật hiện tượng đều thật sự tồn tạiChúng ta tin rằng sự vật hiện tượng thật sự tồn tại theo cách mà chúng xuất hiện đến các giác quan của chúng ta, cũng như chúng cũng tự tồn tại hết sức khách quan. Điều này, khi đó chính là điều chúng ta cần biết để tóm được kẻ đã trộm mất hạnh phúc và an lạc của mình.

Nếu chúng ta không nhận ra được khái niệm sai trái này mà vẫn đi vòng quanh và hô to “tánh Không, tánh Không” chúng ta sẽ dễ rơi vào một trong hai thái cực của đoạn kiến hoặc  thường kiến – tin rằng hoặc mọi thứ tự tồn tại hoặc chẳng có gì tồn tại cả, do vậy tiếp tục phóng đại hoặc chối bỏ hiện thực vốn có.

Do đó, chúng ta phải nhận ra bản ngã giả tạm này chính là đối tượng cần bác bỏ trước khi thực hành bác bỏ và loại trừ nó. Đây là bước khởi đầu trong việc phát triển hiểu biết về tánh Không và nền tảng để quán chiếu tánh Không. Đầu tiên chúng ta phải tìm kiếm bản ngã giả tạm chứ không phải không có bản ngã. Điều này đòi hỏi phải thực hành thật tinh tấn.

Để việc thực hành tánh Không được được hiệu quảchúng ta trước hết cần chuẩn bị tâm bằng cách tịnh hoá uế trược (tiêu cực) và tích tập công đức. Cốt tủy của tịnh hoá và hình thành công đức là thực hành bảy điểm bao gồmlễ lạy , cúng dườngsám hốitùy hỉthỉnh cầu và hồi hướngChúng ta cũng có thể thực hành những nghi quỹ ban đầu như cúng dường mười vạn mạn đà latrì chú Kim cương tát đỏa…

Khi chúng ta bắt đầu quán sát được bản ngã giả tạm – bản ngã mà chúng ta theo thói quen cho rằng tồn tại trong mỗi con người, mỗi sự vật hiện tượngbiểu lộchúng ta sẽ thật nhanh chóng nhận ra rằng nó chẳng hề tồn tại. Trước khi gặt hái được nhận thức này, cái “Tôi” trông rất thật, rất cụ thể. Nhưng ngay khi chúng ta bắt đầu kiểm tra thì lại chẳng thấy nó đâu cả. Nó biến mất. Nếu cái “Tôi” thật sự tồn tại thì càng tìm kiếm chúng ta càng phải thấy nó rõ hơn chứ? … Hoặc ít ra phải thấy được nó. Nếu không thể tìm thấy thì làm sao nó tồn tại được?

Điểm cốt yếu thứ hai

Cái “Tôi” hoặc là tồn tại đồng nhất cùng với thân và tâm hoặc tự tồn tại một cách độc lập. Không có một cách thứ ba nào khác để nó có thể tồn tại. Đây là chiếc chìa khóa thứ hai, xác quyết sự tồn tại luận lý của hai khả năng, hoặc là tồn tại cùng với thân tâm hoặc là độc lập.

Chúng ta hãy xem xét cái “Tôi” độc lập – cái tự nó hình thành mà không phải được tạo ra bởi tâm. Nếu ngã không tồn tại như cách nó xuất hiện thì chúng ta không tin vào nó. Chúng ta có lẽ nghĩ rằng nó đang ở một chỗ nào đó khác – rằng nó sẽ xuất hiện khi chúng ta gặp đạo sư của mình hay nó vẫn đang trôi nổi đâu đó ngoài cửa sổ kia. Nhưng chúng ta cần hiểu rằng không có một cách thứ ba nào cả. Do đó, chúng ta nên thực hành điều cốt tủy thứ hai với nhận thức rằng cái “Tôi” hiển hiện này nếu không đồng nhất hoặc cũng không tách rời khỏi năm uẩn của thân tâm thì không có cách gì nó có tồn tại cả. Tại điểm này, mọi thứ sẽ trở nên dễ dàng hơn cho chúng ta khi muốn hiểu về đặc tính tổng quát của tánh Không.

Điểm cốt yếu thứ ba

Chìa khóa thứ ba là xác quyết sự vắng mặt của sự đồng nhất giữa cái “Tôi” và năm uẩn. Một khi chúng ta đã xác quyết mục tiêu của sự bác bỏ bằng cách thiền định về tánh Không và đã thấy được rằng cái “Tôi” không thể tồn tại độc lập khỏi năm uẩn cũng như không thể là một với năm uẩnchúng ta tiếp theo tập trung xem xét nếu nó tồn tại với một trong năm uẩn này.

Nếu “Tôi” là một trong năm uẩn thì bởi vì có năm uẩn, phải có năm trạng thái liên tục của cái “Tôi”. Còn nếu chỉ có một cái “Tôi” thì năm uẩn không thể là năm mà chỉ một, không thể chia cắt. Chúng ta do vậy, nên xem xét từng uẩn coi nó có phải chính là tự ngã hay không. Chúng ta hỏi: “Có phải tôi và thân tôi là một?”, “Có phải tôi và cảm giác của tôi là một?”, “Có phải tôi và nhận thức phân biệt của tôi là một?” và tiếp tục đặt ra những câu hỏi tương tự như vậy.

Có nhiều quy trình phân tích khác nhau cho thấy khái niệm bản ngã đồng nhất với một trong các uẩn là không đúng. Tôi sẽ nói ngắn gọn về chúng một chút. Ví dụ, nếu bản ngã là một thực thể thường hằng, tự tồn tại, thì phá hủy nó là điều không thể. Tiếp đến, nếu cái “Tôi” tồn tại trong cùng cơ thể này thì cơ thể này sẽ không chết, giả sử có chết thì xác cũng không bị thiêu cháy vì cái tôi cũng sẽ bị phá hủy theo. Việc này thật vô lý đúng không.

Cũng như vậy, thân và tâm lý ra sẽ không thay đổi bởi vì đó là bản tánh của ngã trường tồnXa hơn thế, nếu cái “Tôi” tồn tại không phân biệt với thân và tâm vậy thì sẽ chỉ có một thực thể tồn tại không phân biệt. Lúc đó, cái tồn tại riêng rẽ “thân tôi”, “tâm tôi” sẽ không còn đúng nữa.

Do đó, có nhiều cách để làm rõ và và thiền định để đi đến kết luận rằng sự thực và cách mà chúng ta nhận thức sự vật hiện tượng là hoàn toàn khác nhau. Chúng ta không phải là những thực thể cố định và bất biến.

Điểm cốt yếu thứ tư

Sau khi đã xác quyết như trên, rằng bản ngã và năm uẩn không phải là một, chúng ta hãy xem xét nếu bản ngã khác và không liên quan gì đến năm uẩn này. Đây là chiếc chìa khóa thứ tư, xác quyết sự vắng mặt của sự khác nhau giữa bản ngã và năm uẩn.

Ví dụ nếu bạn có một con cừu, một con dê và một con trâu thì bạn có thể thấy được con trâu nếu bỏ đi con cừu và con dê. Tương tự như vậy, nếu cái “Tôi” tồn tại độc lập khỏi thân và tâm, khi chúng ta loại bỏ thân và tâm, chúng ta sẽ còn lại một thực thể thứ ba gọi là “Tôi”. Nhưng khi chúng ta khởi sự tìm kiếm bên ngoài thân, ngoài cảm giác, ngoài ý thức thì lại chẳng thấy cái “Tôi” nào cả. Hàng thế hệ các hành giả du già đã tìm kiếm và thấy rằng chẳng thấy gì cả ngoài năm uẩn.

Một lần nữa, có nhiều cách để làm rõ khi quán chiếu về các khả năng mà bản ngã tách rời khỏi năm uẩn. Nếu chúng thật sự khác nhau thì sẽ không có liên hệ nào giữa chúng. Ví dụ khi chúng ta nói “Đầu của tôi đau”, từ “của tôi” chiếu đến một cái gì khác chứ ko phải “đầu” (sắc) và “đau” (thọ); nó là một cái gì đó nằm ở chỗ khác. Chính uẩn gây đau, không phải tôi. Nếu bản ngã là một cái gì đó khác, khác hẳn với uẩn thì thật ngớ ngẩn khi nói rằng “Đầu tôi đau”, “Tay tôi đau”… mặc dù cơn đau bằng cách nào đó cũng tác động đến bản ngã.

Bằng nhiều cách phân tích khác nhau, chúng ta thu hoạch được một điều chắc chắn là bản ngã và năm uẩn không thật sự khác biệt.

Thiền tập về tánh không

Vì bốn chiếc chìa khóa chứa đựng những điểm cốt yếu trong kiến giải của ngài Long Thọ về Trung Đạo, chúng giúp cho thiền định về tánh Không có phần dễ dàng hơn.

Nếu chúng ta thiền định với bốn chiếc chìa khóa nhằm tìm kiếm bản ngã trong thân này thì từ đầu đến chân và cả trong các uẩn của tâm chúng ta đều sẽ không tìm thấy gì cả. Khi đó, chúng ta ngộ ra được một điều là cái tôi cứng chắc, không lay chuyển chẳng hề tồn tại. Điều này trông giống như tìm kiếm một con bò trên cánh đồng, chúng ta tìm trên đồi, dưới thung lũng, xuyên qua đám cây, mọi nơi có thể. Sau khi tìm kiếm toàn bộ khu vực mà không thấy gì, chúng ta đi đến kết luận rằng con bò không có ở đó. Tương tự như vậy, chúng ta cũng không tìm thấy một cái tôi có tự tánh khi tìm kiếm trong các uẩn của thân tâm. Đây chính là hiểu biết về tánh Không.

Chúng ta khi đó tập trung vào chỉ một điểm duy nhất là sự vắng mặt của bản ngã mà chúng ta vẫn luôn cho rằng có tồn tại. Mỗi khi sự chắc chắn này yếu hoặc mờ đi, chúng ta lại quay về với thiền phân tích bằng bốn chiếc chìa khóa như đã nói. Khi sự sắc bén quay trở lại chúng ta tập trung vào một điểm duy nhất này. Bằng cách này, chúng ta gặt hái được hai thứ: chắc chắn rằng không có cái tôi nào ngoài kia và kinh nghiệm khách quan làm cách nào nhận thức này đã xuất hiện. Bằng cách giữ hai điều này cùng với nhau và không cho phép tâm đi lang thang, chúng ta sẽ đạt được sự tập trung duy nhất vào một điểm hấp thu cân bằng không gian. Nơi mọi thứ xuất hiện không hai, như nước rót vào nước vậy.

Chúng ta cũng cần phải học cần phải làm gì khi ra khỏi thiền định – trong giai đoạn hậu thiền định phải thấy mọi thứ như huyễn. Mặc dù mọi thứ xuất hiện như thể nó có tự tánh, nó cũng chỉ là một biểu hiện của tánh Không mà thôi, như các trò ảo thuật vậy. Trạng thái này gọi là định của những huyễn hiện.

Việc thực hành của chúng ta bằng cách này, luân chuyển giữa định hoà tan như không gian và định của huyễn hiện, sẽ giúp chúng ta tránh rơi vào các cực của thường kiến và đoạn kiến. Điều này sẽ kích hoạt một nhân tố kích thích thần kinh (ectasy) và giúp chúng ta kinh nghiệm trạng thái rất thư giãn của tinh thần và thể chất. Việc thiền định lúc này tự nó cất cánh mà không cần nhiều nỗ lực. Một khi chất ectasy này được kích hoạt, năng lực thiền định sẽ tăng lên hàng trăm lần giúp chúng ta xuyên thấu tới trí huệ tánh Không.

Chúng ta nên dành nhiều thời gian hơn cho việc thiền định về bốn chiếc chìa khóa này. Sẽ có nhiều khó khăn nhưng đây là cách thiền định mạnh mẽ nhất và lợi lạc nhất để đối phó với mê lầm. Như ngài Thánh Thiên từng nói: “Ngay cả nghi ngờ về căn cứ của tánh Không cũng có thể xé toạc sinh tử luân hồi”.

Thiền định về tánh Không cũng là cách mạnh mẽ nhất để thanh tịnh nghiệp xấu. Trong thời của đức Thích Ca Mâu Ni, có một vị vua đã giết chính cha mình. Nhưng ông ấy quá sợ hãi về việc mình sẽ bị đày xuống địa ngục nên đã cầu xin đức Phật lời khuyênĐức Phật dạy nhà vua thiền định về tánh Không. Nhà vua đã toàn tâm thực hành theo phương pháp này và về sau thanh tịnh được nghiệp xấu trong dòng tâm thức của mình.

Sau khi đức Tsong Khapa – Tông Khách Ba thành tựu giác ngộ, ngài đã viết bài thơ “Xưng Tán Duyên Khởi” trong đó ngài nói rằng mặc dù tất cả lời dạy của đức Phật là lợi lạc và sáng suốt nhưng cái lợi lạc và sáng suốt nhất chính là lời dạy về tánh Không bởi vì chính nhờ thiền định về tánh Không mà chúng sinh hữu tình có thể cắt đứt cội rễ của sinh tử luân hồi và đạt được giải thoát khỏi khổ đau. Trong sự kinh ngạc và hân hoan, đức Tsong Khapa xưng tán nhận thức siêu việt và trí huệ đáng tin cậy của đức Phật như là một triết gia và cũng là một nhà khoa học.

Khi chúng ta hiểu rằng đức Phật đã thật sự thấu suốt và mô tả bản tánh của hiện tại bằng các lời dạy của ngài về tánh Không, một niềm tin vững chắc sinh khởi bên trong chúng taNiềm tin này không phải dựa trên những câu chuyện hay tưởng tượng mà chính dựa vào kinh nghiệm mà mỗi chúng ta đã có thông qua thực hành và quán chiếuChúng ta thấy được hiện tại hiện hữu một cách chính xác như đức Phật đã mô tả. Hơn thế nữa, ngài đã tìm ra điều này lâu, rất lâu trước khi có các phương tiện khoa học kỹ thuật như ngày nay.

Geshe Ngawang DhargyeyTrích từ “Những giáo lý từ Tây Tạng – Hướng dẫn của những Lạt Ma vĩ đại”

Nicholas Ribush biên tập bản tiếng Anh. NXB. Lama Yeshe Wisdom Archive, 2005.

Thanh Danh dịch sang tiếng Việt, 2021.