Sự vô thường của những bậc hiền thánh và những người có địa vị – thế lực

Nhìn tam giới này như ảo ảnh phù du, 
Ngài bỏ lại sau lưng những mối quan tâm thế tục
như bãi nước bọt trong bụi đất. 
Chấp nhận mọi gian khó, Ngài theo chân chư Đạo Sư đời quá khứ
Đạo Sư Vô Song, con đảnh lễ dưới chân Ngài. 

Cách thức để lắng nghe Giáo Pháp đã được mô tả trong Chương thứ Nhất. Chủ đề chính yếu trong chương này bao gồm bảy pháp thiền quán về: (1) sự vô thường của vũ trụ bên ngoài (outer universe) nơi có chúng sinh đang sinh sống, (2) sự vô thường của chúng sinh sống trong đó, (3) sự vô thường của những bậc hiền thánh, (4) sự vô thường của những người có địa vị và thế lực, (5) các ví dụ khác về vô thường, (6) sự bất định của những hoàn cảnh đưa đến cái chết, và (7) sự tỉnh giác mãnh liệt về lẽ vô thường.

Sự vô thường của những Bậc Hiền Thánh

Trong Hiền Kiếp hiện tại, các đức Phật Ti Bà Thi (Vipasyin), Thi Khí (Sikhin) và năm vị Phật khác đã xuất hiện, mỗi vị với một thánh chúng riêng gồm vô số các vị Thanh Văn và A La Hán. Mỗi Đức Phật đều phải hoằng hóa để đem lại lợi lạc cho vô lượng chúng sinh nương vào các giáo lý của Ba Thừa. Ngay cả tất cả các giáo lý mà ngày nay chúng ta có được cũng là những gì còn sót lại của giáo lý của Đức Phật Thích Ca Mâu NiTuy nhiên, tất cả những vị Phật đó đã nhập Niết Bàn và mọi Giáo Pháp thuần tịnh các Ngài ban cho đã dần dần biến mất.

Từng vị một, trong vô vàn các vị Thanh Văn vĩ đại của hệ thống tôn giáo hiện tại, mỗi vị với hội chúng năm trăm vị A La Hán, cũng đã siêu vượt đau khổ đi vào trạng thái giác ngộ nơi không còn các uẩn.

Ở Ấn Độ, có một thời Năm Trăm Vị A La Hán đã kết tập Pháp ngôn của Đức Phật. Có Sáu Bảo Trang * và Hai Đấng Siêu Việt,** Tám Mươi (Tư) Thành Tựu Giả,*** và nhiều vị khác nữa, là những bậc tinh thông tất cả mọi phẩm hạnh của con đường tu cùng các trình tự tu tập, và có sự thấu thị vô hạn cùng các năng lực kỳ diệu. Nhưng ngày nay những gì còn lại từ các ngài chỉ là những câu chuyện kể rằng các ngài đã sống ra sao.

* Sáu Bảo Trang của Ấn Độ gồm có các ngài Long Thọ (Nagarjuna), Thánh Thiên (Aryadeva), Vô Trước (Asanga), Thế Thân (Vasubandhu), Trần Na (Dignaga) và Pháp Xứng (Dharmakirti).

** Hai Đấng Siêu Việt là hai ngài Đức Quang (Gunaprabha) và Thích Tử Quang (Shakyaprabha) ở Ấn Độ.

*** Tám Mươi Tư Vị Đại Thành Tựu Giả (Ma ha tất đạt) là những vị tu tập theo Tối Thượng Du Già tại Ấn Độ từ thế kỷ thứ 8 đến thế kỷ 12.

Ở đây, nơi xứ Tuyết Tây Tạng thì cũng vậy. Khi Đức Phật Thứ Hai xứ Oddiyana**** chuyển Pháp Luân để dẫn dắt và giải thoát chúng sinh, thì khi ấy, có tất cả những đệ tử của Ngài hiện diện, như hai mươi lăm đệ tử được gọi là Pháp Vương (Trisong Detsen) và Thần Dân, cùng Tám Mươi Thành Tựu Giả ở Yerpa. Sau đó lại có các Đạo Sư của Phái Cựu Dịch thuộc các bộ tộc So, Zur và Nub; các Ngài Marpa, Milarepa và Dagpo của Phái Tân Dịch; cùng vô số các bậc học giả và thành tựu giả khác. Hầu hết các Ngài đã đạt được những quả vị chứng đắc rất cao và điều phục được bốn yếu tố (tứ đại). Các Ngài có thể tạo nên đủ loại biến hoá thần diệu. Các Ngài có thể làm cho các hiện vật xuất hiện từ không trung và biến mất trở lại vào không trung. Các Ngài không thể bị lửa đốt cháy, không bị nước cuốn trôi, không bị đất đè bẹp hoặc không thể té rơi vào không gian từ trên các vách núi cao – các Ngài đã hoàn toàn thoát khỏi bất kỳ tai hoạ có thể gây ra bởi các yếu tố tứ đại (đất, nước, gió, lửa).

**** Đức Liên Hoa Sanh (Padmasambhava) thường được nhắc đến như là Đức Phật thứ Hai của thời đại này của chúng tatruyền bá sâu rộng những giáo pháp của Đức Phật Thích Ca Mâu Ni

Ví dụ như, có một lần, Ngài Jetsun Milarepa đang thiền định tĩnh lặng trong động Nyeshangkatya ở Nepal thì có một nhóm thợ săn đi qua. Nhìn thấy Ngài ngồi ở đó, họ hỏi Ngài là người hay ma. Milarepa vẫn bất động, Ngài nhìn chăm chú vào phía trước và không trả lời. Những người thợ săn bắn một loạt mũi tên tẩm độc vào Ngài, nhưng không mũi tên nào chọc thủng được da Ngài. Họ ném Ngài xuống sông rồi xuống bờ vực –nhưng mỗi lần như thế Ngài lại ngồi ngay nơi đã ngồi trước đó. Cuối cùng, họ chất củi quanh Ngài và phóng hỏa, nhưng lửa không thiêu cháy được Ngài. Đã từng có rất nhiều các bậc thành tựu giả cũng đã đạt được các thần lực như thế. Nhưng cuối cùng, tất cả các Ngài đều chọn lựa [sự ra đi] để minh hoạ cho chúng ta thấy rằng tất cả mọi hiện tượng đều vô thường,** và ngày nay tất cả những gì còn sót lại từ các Ngài chỉ là những câu truyện tiểu sử.

** Các bậc như thế được coi như đã vượt thoát khỏi sinh tửTuy nhiên, giống như Đức Phật Thích Ca Mâu Ni, các ngài đã chọn cái chết để nhắc nhở chúng sinh về lẽ vô thường

Đối với chúng ta, các ác hạnh của ta được ngọn gió của các chướng duyên cuốn bay về hướng của các khuynh hướng xấu xa tiêu cực. Các khuynh hướng ấy đưa dẫn ta đến đây, vào trong cái bộ máy tạm thời và dơ bẩn này, là một bộ máy được tạo nên bởi bốn yếu tố vật chất, nơi đó chúng ta bị sập bẫy và đời sống hữu tình của ta bị lệ thuộc vào bộ máy ấy. Và bởi chúng ta không bao giờ có thể quyết chắc rằng lúc nào và ở đâu thì ta, cái tên bù nhìn của thân xác huyễn hóa này, sẽ sửa soạn sắp tan rã, nên điều hết sức quan trọng là ngay từ giây phút này trở về sau, bản thân chúng ta làm sao phải tự tạo cảm hứng cho chính mình để tư tưởngngôn từ và hành động của ta sẽ luôn luôn tốt lành. Giữ trọn điều này trong tâm, hãy thiền định về lẽ vô thường.

Sự vô thường của những người có địa vị và thế lực

Có những vị Trời và những vị tu luyện trường sinh risi, uy nghi và lừng lẫy tuyệt đỉnh; họ có thể sống lâu cả một đại kiếp. Nhưng ngay cả những vị này cũng không thể thoát khỏi cái chết. Những vị cai trị chúng sinh, như chư Phạm Thiên (Brahma), Đế Thích Thiên (Indra), Vi Nữu Thiên (Visnu), Tự Tại Thiên (Isvara) và chư Thiên vĩ đại khác, có thọ mạng kéo dài cảû một đại kiếp, với dáng vóc hay tầm nghe đo được tới hàng nhiều lý (một lý= 4,8km), và chư vị này có thần lực và vẻ lộng lẫy vượt xa mặt trời và mặt trăngTuy thế, các vị này cũng không thể vượt khỏi tầm với của cái chết. Như trong Kho Báu Thiện Đức có nói:

Ngay cả chư Phạm Thiên (Brahma), Đế Thích Thiên (Indra), Ma Hê Thủ La (Mahesvara) và các vị đại đế thiên vương, Không có cách nào lẩn tránh được Thần Chết. 

Cuối cùng, ngay cả các vị tu luyện trường sinh risi siêu phàm hay các vị risi sống trong thế giới loài người với năm loại thấu thị và có thần lực bay ngang bầu trời, thì họ cũng không thể trốn thoát khỏi cái chết. Trong Linh Ly Sầu Ưu có nói:

Các vị tu luyện trường sinh vĩ đại với năm loại thần lực 
Có thể bay xa và rộng trong các bầu trời, 
Song họ sẽ chẳng bao giờ tới được một xứ sở 
Nơi có sự bất tử trị vì. 

Ở đây, trong thế giới loài người của chúng ta, có nhiều vị đại đế đã đạt đến cực điểm của quyền lực và của vật chất của cải. Taiï thánh địa Ấn Độ, bắt đầu với Mahasammata, vô số các vị hoàng đế đã cai trị toàn thể đại lục. Về sau có ba vị Pala, ba mươi bảy vị Candra và nhiều vị vua giàu có và uy quyền khác đã trị vì cả phía đông lâãn tây Ấn Độ.

Ở xứ Tuyết Tây Tạng, vị vua đầu tiên là Nyatri Tsenpo, thuộc dòng dõi siêu phàm, là một hóa thân của Bồ Tát Nivaranaviskambhin. Kế đó có bảy vị thiên vương trị vì được gọi là Tri, sáu vị địa vương được gọi là Lek, tám vị vua ở giữa [giữa cung trời và trái đất] được gọi là De, năm vị vua liên kết được gọi là Tsen, có mười hai và một nửa38 vị vua của Triều Đại May Mắn bao gồm năm vị vua của Triều Đại Cực Kỳ May Mắn, và ngoài ra còn nhiều vị khác nữa. Trong triều đại của Pháp Vương Songtsen Gampo, một đạo quân thần diệu đã chế ngự tất cả các lãnh thổ từ Nepal tới Trung Hoa. Vua Trisong Detsen đặt hai phần ba châu Jambudvipa* (Diêm Phù Đề) dưới quyền lực của ngài, và trong triều đại Ralpachen, một cột sắt được trồng trên bờ sông Hằngđánh dấu biên giới giữa Ấn Độ và Tây TạngTây Tạng đã sử dụng quyền lực tại nhiều miền đất ở Ấn Độ, Trung Hoa, Gesar, Tajikistan và các quốc gia khác. Tại lễ hội mừng Nguyên Đán, các sứ giả của tất cả các nước này được yêu cầu phải sống qua một ngày ở Lhasa. Quyền lực của Tây Tạng là như thế trong quá khứ. Nhưng quyền lực ấy không kéo dài, và ngày nay, ngoài những tường thuật lịch sử ấy ra, không điều gì còn sót lại.

* Ở đây thuật ngữ này dường như ám chỉ miền Nam Châu Á, Mông Cổ và Trung Hoa. 

Hãy quán chiếu về những huy hoàng trong thời quá khứ đó. Nếu so sánh với những huy hoàng này thì hết thảy những nhà cửa, quyến thuộc, tôi tớ, địa vị và bất cứ điều gì khác mà ta quý trọng dường như không đáng giá hơn một cái tổ ong. Hãy thiền định sâu xa, và tự hỏi làm sao bạn có thể nghĩ rằng những điều này sẽ tồn tại mãi mãi và không bao giờ biến đổi.

Đức Patrul Rinpoche

Việt dịch: Nhóm Longchenpa

Trích: Lời Vàng Của Thầy Tôi (Viet Nalanda Foundation Ấn tống, 2008)