Chuẩn bị và nhập thất

Việc Chuẩn bị và Nhập Thất

Chuẩn bị tâm thức để nhập thất

Ý hướng không thể lay chuyển cần có là gì? Kinh Đại Bửu Tích nói: Ca Diếp, nếu một người thọ Cụ túc giới. (Một người thọ Cụ túc giới (gelong, dge slong) đã nhận mọi giới nguyện của một vị tăng hay ni.) dự định nhập thất để thiền định, người ấy nên phát triển tám quyết tâm. Tám quyết tâm đó là gì? Người ấy nên quyết định: “Tôi hoàn toàn từ bỏ thân thể này. Tôi hoàn toàn hiến dâng đời mình cho nỗ lực này. Tôi từ bỏ mọi thanh danh được ban cho tôi. Tôi từ bỏ mọi tham luyến và khao khát. Tôi sẽ sống trong một sơn thất như một con dê núi. Tôi sẽ tu tập mọi phương diện của công hạnh trong ẩn thất. Tôi sẽ ở đó và được nuôi dưỡng bằng các giáo huấn cho cuộc đời tâm linh. Tôi sẽ không tự nuôi dưỡng mình bằng những cảm xúc tăm tối.” Đây là tám quyết định. Những người thọ Cụ túc giới muốn nhập thất nên an trụ dựa trên tám quyết định này.

Tóm lại, bạn phải bỏ lại sau lưng mọi quan tâm thế tục và nhập thất với ý hướng chân thành để đạt được đại giác ngộ tối thượng. Đức Jigten Sumgon, thủ hộ của đời sống tâm linh đã nói:

Biết bao sự việc đâm chồi tùy thuộc vào sự phát triển tâm giác ngộ của bạn, vì thế bạn phải vô cùng cẩn trọng về thái độ lúc ban đầu đối với việc nhập thất của bạn. Khi lên núi để thiền định, ý hướng đạt được giác ngộ của bạn không được trộn lẫn với những tư tưởng khác. Nếu bạn vào một sơn thất với thái độ khinh thường những bạn đồng hành hay những người khác, bạn sẽ không thành tựu các mục đích của bạn. Giống như một con chó lội qua một dòng nước sâu, hoàn cảnh của bạn sẽ mỗi lúc một tệ hại hơn. Nếu bạn vào một sơn thất để có quyền hành đối với người khác, hay với tư tưởng là cuối cùng sẽ có được thực phẩm, của cải, hay lạc thú, bạn sẽ đánh mất các giới nguyện trong khi tích tập hậu quả của những ác hạnh của những người mà bạn đã làm cho họ mất niềm tin. Nếu bạn vào sơn thất trong sự sân hận, hay với những tư tưởng tiêu cực tương tự như thế, mọi người sẽ phỉ báng bạn trong sự căm ghét. Nếu bạn vào một sơn thất với những tư tưởng kiêu ngạo, các phẩm tính tốt lành sẽ không phát khởi trong dòng kinh nghiệm của bạn. Nếu bạn vào một sơn thất khi nghĩ tới việc phát triển nguồn thực phẩm, quần áo và những của cải khác, không những bạn sẽ không có thực phẩm và quần áo mới mà bạn sẽ mất cả những gì bạn đã có. Nếu bạn vào một sơn thất mà chỉ nghĩ đến những ước muốn của riêng bạn, điều đó sẽ không mang lại lợi lạc cho bạn hay nhữ ng người khác, bởi thái độ đó giống như thái độ của Con Đường của các Thanh Văn.

(Con Đường của các Thanh văn (Nyentö Kyi Tegpa, nyan thos kyi theg pa) là kiểu thực hành Phật giáo cơ bản nhất. Mặc dù nó tạo thành căn bản của phần lớn lý thuyết và thực hành Phật giáo sau này, một trong những thái độ tiêu biểu cho cách tiếp cận sự phát triển tâm linh này là tính quy-ngã. Nó chính là điều mà tác giả đang phê bình ở đây)

Nếu bạn vào sơn thất trong sự vô minh, không ý thức về những hậu quả tiêu cực của những tâm thái đó, người ta nói rằng thực hành đức hạnh của bạn sẽ không phát triển, không ích lợi, và sẽ dẫn đến những ác hạnh.

Khi được hỏi: “Làm thế nào chúng con có thể ngăn ngừa những điều đó không xảy ra?”

Ngài đáp rằng: “Bản thân bạn có khả năng để làm như thế vào lúc này. Đây là lý do tại sao tôi luôn luôn mô tả nhiều lợi lạc của tâm giác ngộ. Nếu bạn vào một sơn thất với những tư tưởng từ ái, mọi bất hòa trong đời bạn sẽ được an dịu và những sự việc sẽ nảy mầm một cách tốt lành. Nếu bạn vào sơn thất với tư tưởng bi mẫn, những người khác sẽ được lợi lạc. Nếu bạn vào sơn thất với tư tưởng hoan hỉ trước hạnh phúc của người khác, tất cả những vị trời, tinh linh và con người sẽ nghĩ tưởng tốt lành về bạn. Nếu bạn vào sơn thất với tâm xả bỏ, bạn sẽ đạt được việc làm chủ các hiện tượng. Nếu bạn vào sơn thất với tư tưởng của bốn thái độ vô lượng này [từ, bi, hỉ và xả], bạn sẽ thành công trong việc làm lợi lạc bản thân và những người khác bằng bốn hình thức hoạt động giác ngộ. (Bốn hình thức hoạt động giác ngộ nằm trong số những kết quả có trước của thiền định hữu hiệu trong Con Đường Kim Cương. Đó là sự làm an dịu (bệnh tật, đau khổ, và đủ mọi ảnh hưởng xấu), tăng trưởng (hạnh phúc, trí tuệ và công đức), tác động (bao gồm việc tự chủ, cũng như ảnh hưởng trên những người khác và các sự việc), và hành động mạnh mẽ (để trực tiếp đối mặt và chiến thắng các chướng ngại). (Bốn hoạt động tức tai, tăng ích, kính ái và phẫn nộ).

 Nếu bạn vào sơn thất được dành cho Bổn Tôn thiền định, bạn sẽ đạt được những thành tựu thông thường. Nếu bạn vào sơn thất được dành cho Đạo sư tâm linh của bạn, bạn sẽ đạt được thành tựu siêu việt.

Những thành tựu thông thường (tunmong gi ngödrup, thun mong gi dngos grub) là những phản ứng phụ của thiền định. Trong một ý nghĩa tổng quát, những thành tựu này có thể bao gồm bất kỳ sự việc thế tục nào như một tâm thức an tĩnh, nhưng cách dùng đặc biệt của thuật ngữ được giới hạn trong tám khả năng đặc biệt. Thành tựu siêu việt (choggi ngödrup, mchog gi dngos grub) là sự thấu hiểu về bản tánh của tâm ta.

 Nói chung, nếu bạn vào sơn thất với những tư tưởng đặc biệt tốt lành, bạn sẽ đạt được thành công hiếm có. Nếu bạn vào sơn thất với những tư tưởng tốt lành vừa phải, bạn sẽ đạt được thành công vừa phải. Nếu bạn vào sơn thất với những tư tưởng ở mức độ trung bình, ít nhất thực hành đức hạnh của bạn sẽ phát triển và các chướng ngại sẽ không xuất hiện.

Vì thế, điều chính yếu là bạn phải quyết định ý hướng của bạn một cách đúng đắn. Việc phát triển động lực ban đầu của bạn giống như việc gieo trồng một hạt giống. Tùy theo những loại hạt giống khác nhau được gieo trồng, những thân cây và hạt riêng biệt của lúa mì, lúa mạch, kiều mạch, hay đậu Hòa Lan sẽ chín muồi.

Vì thế, một khi bạn đã vào một sơn thất, điều tối quan trọng là bạn phải luôn luôn ý thức rằng bạn ở đó để đạt được trạng thái bất khả phân (Trạng thái bất khả phân (zung juk gi gopang, zung ‘jug gi go ‘phang) ám chỉ sự thành tựu giác ngộ và những hiển lộ vật lý của nó) với Đức Phật Kim Cương Trì trong đời này vì sự lợi lạc của tất cả chúng sinh, là những bà mẹ tôn kính của bạn mà số lượng thì đầy ngập không gian. Điều trọng yếu là bạn đừng bao giờ từ bỏ ý hướng đó bằng cách ấp ủ những tư tưởng sai lầm như “Tôi cần nhận được danh hiệu Lạt ma,” hay “Nếu tôi nhận được danh hiệu này, tôi sẽ chẳng bao giờ thiếu những tặng vật và thực phẩm,” hay “Tôi vượt trội các bằng hữu tâm linh của tôi,” hoặc “Tôi thành công như những Lạt ma khác.”

Chuẩn bị thực tiễn cho việc nhập thất

Một khi bạn đã quyết định nhập thất vào một ngày trăng tròn hay trăng khuyết, ẩn thất được đóng kín và bạn an trụ trong đó cho đến ngày nó được mở ra, bạn phải tự chuẩn bị bằng cách học nhiều thủ tục (cách thức) và thiện xảo đủ để bạn có thể thực hiện chúng không chút do dự. Những điều này gồm có trình tự của việc trì tụng [những bài cầu nguyện, những mô tả các thiền định v.v..] đối với bất kỳ nghi lễ nào được thực hiện trong trung tâm nhập thất này; cách thức chuẩn bị các lễ cúng dường; những giai điệu cho các bài cầu nguyện và lễ nhạc; cách thức làm bánh torma (theo những kiểu thích hợp). Những lễ cúng dường torma (gtor ma) là đặc điểm riêng của Phật giáo Mật thừa vùng Hy mã lạp sơn. Theo truyền thống, torma được làm từ một hỗn hợp lúa mạch hay lúa mì và bơ được nướng lên và được trang trí bằng bơ có màu sắc.; và cách sử dụng các nhạc khí dùng cho các buổi lễ.

Những bản văn bạn cần trì tụng như sau:

-Bảy Lời Cầu nguyện [của Guru Rinpoche] với mô tả tương ứng về sự thiền định để thực hành đồng thời.

-Những khẩn cầu khác nhau đến các Đạo sư tâm linh của các truyền thống Jonang và Minling (Jonang (jonang, một địa danh) và Minling (chữ viết tắt của Mindrol Ling, smin grol gling, “Nơi Thuần thục và Giải thoát”) là tên của các tổ chức tu viện ở miền trung Tây Tạng. Jonang do ngài Tukjay Tsöndru sáng lập và là trung tâm chính cho việc thực hành của các Dòng Giáo huấn Shangpa và Giáo huấn Kim Cương Du Già. Mindrol Ling do ngài Gyurmay Dorjay sáng lập, là một trung tâm thực hành của Dòng Giáo huấn Cổ truyền)  và những lời khẩn cầu Tai Situpa thứ chín, Payma Nyinjay Wangpo.

-Lễ tịnh hóa và phục hồi ba giới luật vun trồng công đức và trí tuệ.

-Những thiền định sau đây từ truyền thống Minling: Vajrasattva, Yangdak [Heruka], và tất cả các phần của nghi lễ Thị kiến Cốt tủy của Đạo sư Tâm linh (kể cả nghi thức hoạt động được gọi là Tràng Hoa Tuyệt đẹp và nghi lễ hoàn thành ngắn gọn cho những vị bảo trợ của giáo huấn).

Một nghi thức hoạt động (lay jang, las byang) là một bản văn bao hàm mọi giai đoạn của một nghi thức được kết hợp với một Bổn Tôn mật thừa đặc biệt Một nghi lễ hoàn thành (kangwa, bskang ba) thường được dành cho các vị bảo hộ của Phật giáo. Những món cúng dường được dâng cúng trong tiến trình của các nghi lễ thường là những món được cúng dường cho Bổn Tôn (thực phẩm, hương, hoa v.v..); những lễ cúng dường hoàn thành là những nghi lễ làm hài lòng cho riêng một Bổn Tôn đặc biệt. Chẳng hạn như một tách trà bình thường được đem mời bất kỳ người khách nào đến nhà của người Tây Tạng; một vị khách đặc biệt có thể được mời một tách trà pha bằng loại trà mà chủ nhà biết là vị khách ưa thích. Tách trà thứ nhất tương ứng với lễ cúng dường thông thường; tách trà thứ hai tương ứng với lễ cúng dường hoàn thành

-Những bản văn thực hành và nghi lễ cúng dường (Một nghi lễ cúng dường chö chok, mchod chog) và một nghi lễ thực hành cúng dường (drub chö, sgrub mchod) là những thuật ngữ mà dường như Kongtrul dùng thay đổi trong nhiều trường hợp trong bản văn này. Một nghi lễ cúng dường thường ám chỉ một buổi lễ quán tưởng một Bổn Tôn đặc biệt hay Đạo sư và sự tượng trưng của các món cúng dường. Một nghi lễ thực hành cúng dường cho các Bổn Tôn của Mật điển tối thượng thường bao gồm nhiều thứ hơn là những lễ cúng dường: thiền định về bản thân là Bổn Tôn, thiền định về Bổn Tôn ở đằng trước ta, thiền định về Bổn Tôn ở trong một bình nghi lễ, những lễ cúng dường, tự-quán đảnh, và một tiệc kim cương.)

cho chín Bổn Tôn [trong hình tướng Thời Luân (Bánh Xe Thời gian)]

-Những thiền định dưới đây từ Dòng Giáo huấn Shangpa: năm Bổn Tôn trong hình tướng của Cực Lạc Luân (Chakrasamvara); hình tướng của Năm Bổn Tôn Mật thừa, được cô đọng để chỉ bao gồm các Bổn Tôn chính yếu; (Trong các thiền định Mật thừa, các Bổn Tôn thường được sắp xếp trong một hình dạng hình học đặc biệt (thường là hình tròn) (kyil kor, dkyil ‘khor). Chẳng hạn như, có năm Bổn Tôn trong hình tướng Năm Bổn Tôn Mật thừa: một vị ở giữa một vòng tròn (dkyil), bao quanh là bốn vị khác trên vòng tròn (‘khor).)

Bạch Thánh Nữ và Hồng Thánh Nữ.

– Những nghi lễ từ các Trường phái Cựu Dịch và Tân Dịch (Trường phái Cựu Dịch ám chỉ những bản dịch bắt đầu vào thời Guru Rinpoche viếng thăm Tây Tạng trong thế kỷ thứ chín. Trường phái Tân Dịch ám chỉ những bản dịch bắt đầu sau khi Đức Atisha đến Tây Tạng vào thế kỷ mười một) về việc cúng dường vũ trụ trong một hình thức tượng trưng cho Đức Tara.

– Ba thực hành của Tinh túy Trọng yếu Bí mật từ các Kho tàng Mới. Các Kho tàng Mới (Ter Sar, gter gsar) không ám chỉ các bản văn đặc biệt nào. Nó ám chỉ những giáo lý kho tàng được khám phá trong thời đại của tác giả, trong trường hợp này là thế kỷ mười chín. Hiện nay, chỉ có những bản văn kho tàng được khám phá trong thế kỷ hai mươi mới được coi là các Kho tàng Mới.

Thực hành Vajrasattva Giải thoát Nhờ việc Lắng Nghe và Nghi thức Trì tụng Cốt lõi của Mật điển Liên Hoa

– Tất cả các bản văn được trì tụng trong lễ cúng dường torma vào ngày hai mươi chín âm lịch, kể cả Màu Đỏ son (Vermillion)

– Các bản văn chính và phụ dành cho nghi lễ cúng dường torma cho vị Bảo hộ Sáu Tay (Mahakala; Chag Drukpa, phyag drug pa)

– [Những bản văn khác nhau dành cho các nghi lễ bảo hộ,] bao gồm Cúng dường Torma Tổng quát cho các vị Bảo hộ đã Cam kết, và những bản văn cho Nữ Bảo hộ Thần chú, Mamo ở Mộ Địa và Thiên nữ Trường Thọ từ các Kho tàng Mới.

Bạn cũng phải có những cẩm nang giáo huấn sau đây:

– Những bản văn chính và phụ từ Dòng Giáo huấn Shangpa dành cho các thực hành chuẩn bị và chính yếu của Sáu Giáo lý của Niguma trong các truyền thống Jonang và Tang Tong Gyalpo

– Đại Ấn: Đại dương của sự Xác quyết và những bản văn bổ túc làm sáng tỏ nó

– Các Giai đoạn của Con Đường cho Ba Loại Người

– Bảy Điểm Tu tập Tâm thức

– [Những giáo huấn về các thực hành Shangpa] của hai truyền thống Đại Ấn của Hộp Linh phù, Ba Thiền định-trong-Hành động, Bất tử và Bất-Nhập, sự Bất khả phân của Đạo sư Tâm linh và vị Bảo hộ, và hai bản văn [thực hành và luận giảng] của Thực hành Hợp nhất của Bốn Bổn Tôn.

– Đáng được Chiêm ngưỡng, bao gồm những giáo huấn về sự chuẩn bị và các thực hành chính của Bánh Xe Thời gian (Thời Luân) và Sáu Nhánh Ứng dụng

– Các giáo huấn cho thực hành Đại Viên mãn của Dòng Giáo huấn Kim cương Du già.

– Các giáo huấn về thực hành Đại Viên mãn của Tinh túy Thâm sâu của Đạo sư Tâm linh, bao gồm các thực hành chuẩn bị và sự khẩn cầu dòng truyền thừa.

– Chu trình các nghi lễ hoạt động của các tiệc kim cương (Một tiệc kim cương (tsok, tshogs) là một lễ cúng dường được thực hiện cho các Bổn Tôn và những người tham dự trong các thiền định của các tantra (Mật điển) tối thượng. Tất cả những gì có thể ăn được đều có thể cúng dường nhưng những thành phần bắt buộc phải có là thịt và rượu.), các cẩm nang giáo huấn v.v.. của pháp Cắt đứt trong truyền thống Zurmang

– Bản văn chính và thực hành hàng ngày của Đức Tara Trắng, Bánh Xe Như ý

Tất cả những quyển sách này đã được in ra vì thế bạn phải bảo đảm là tìm được chúng trước khi nhập thất. Một vài bản văn phụ (kể cả thiền định Bảo hộ Sáu Tay của các Kho tàng Mới) không được in ra: bạn phải chép tay những bản văn này trước khi chúng được sử dụng trong chương trình nhập thất.

Người nhập thất của chùa bảo hộ phải bảo đảm là có những bản văn sau đây:

-Tất cả những bản văn để trì tụng và cẩm nang giáo huấn về các giai đoạn phát triển và thành tựu của Tích tập các Châu báu.

– Tất cả những bản văn trì tụng và cẩm nang dành cho Tập hội các Đấng Hỉ lạc của Tám Bổn Tôn Vĩ đại, dành cho Hắc Thủ hộ Sinh mệnh của các Kho tàng Mới, và dành cho bất kỳ thực hành thiết yếu nào khác.

Khi thời gian nhập thất đến gần, bạn nên thực hiện một ngàn (hay hơn nữa) tsa- tsa bao gồm các thần chú dài, đi nhiễu các ngôi chùa tôn quý thượng và hạ một ngàn lần, và thực hiện càng nhiều lễ cúng dường (đèn v.v..) càng tốt.

Tsa-tsa là các mẫu bảo tháp bằng đất sét. Chúng có chứa các mật chú dài (zung, gzungs,) có nghĩa đen là “những sự nhắc nhở.” Chữ của những lời cầu nguyện này có ý nhắc nhở người đọc về tầm quan trọng của các giáo huấn tâm linh.

Đi nhiễu bằng cách đi bộ theo chiều kim đồng hồ quanh các bảo tháp hay đền chùa là một thực hành thông thường của các Phật tử trong vùng Hy mã lạp sơn. Những ngôi chùa tôn quý thượng và hạ được đề cập ở đây là ngôi chùa chính của Tu viện Palpung và, ở phía trên, trung tâm nhập thất được liên kết với ngôi chùa này.

Nếu bạn có của cải, bạn nên cúng dường trà và thực phẩm cho cộng đồng đức hạnh (Tăng đoàn) hay dâng thực phẩm và tiền bạc cho bốn vị tu sĩ thọ Cụ túc giới. Nếu bạn không có của cải, ít nhất thỉnh thoảng bạn nên cúng dường một bữa trưa cho một vị tăng hay ni thanh tịnh, gây truyền niềm tin. Trong tất cả những hoạt động này, bạn nên cầu nguyện rằng bạn sẽ hoàn tất khóa nhập thất của bạn mà không bị gián đoạn và những giáo huấn về sự phát triển tâm linh sẽ trở nên hợp nhất với dòng kinh nghiệm của bạn. Bạn nên làm tất cả những gì có thể để tích tập một khối lượng các hoạt động tốt lành, bao gồm việc sửa chữa những con đường hay những con đường nhỏ, nếu thích hợp; chuộc mạng những con vật từ tay những kẻ đồ tể và giải thoát chúng; và bố thí cho người nghèo khổ. Đây là những hình thức chủ yếu củ a đức hạnh và những hành động rất ý nghĩa trong những quãng thời hạn dài và ngắn hạn. Vì thế, trước hết, người chịu trách nhiệm khóa nhập thất,

Đạo sư kim cương, (Đạo sư kim cương (dorjay lobpon, rdo rje slob dpon) là đại diện của ngài Kongtrul như giám đốc của khóa nhập thất và trợ giáo chính khi ngài vắng mặt ) nên sắp xếp các hoạt động này cho bạn và sau đó những hoạt động này nên được thực hiện trong một thời gian.

Nhập thất

Bạn nên dùng một ngày trước khóa nhập thất để cúng dường càng nhiều càng tốt các torma nước. Các torma nước, (chu tor, chu gtor) là những món cúng dường nước và hạt được dâng cúng các vị trời tài bảo và các tinh linh đói khát. Thực hành này được thực hiện mỗi sáng trong khóa nhập thất.Thực hành này nên được thực hiện với sự sạch sẽ và thuần tịnh như được quy định.

Bạn nên dâng cúng những chiếc khăn lễ tuyệt hảo mà bạn có thể có trong Chùa Đại Vinh quang và chùa bảo hộ trong trung tâm nhập thất.Có hai ngôi chùa trong phạm vi khu nhập thất. Một chùa chỉ được sử dụng cho các nghi lễ dành cho các vị bảo hộ; ngôi chùa kia được dùng cho tất cả những dịp khác. Ngôi chùa sau thì lớn hơn, được gọi là Chùa Đại Vinh quang (Palchen Lhakang, dpal chen lha khang). Tên của nó có nguồn gốc từ Yangdak Heruka Đại Vinh quang, một trong những Bổn Tôn của Tám Đại Bổn Tôn, là vị được cho là có một sự hiện diện vô cùng mạnh mẽ trong vùng đó.

Sau đó trong thời gian một tuần, bạn nên thực hiện các thực hành miên mật của hình thức đơn của Kim Cương Thanh Xuân (Kim Cương Phổ Ba – Vajra Kilaya) của giáo khóa Sinh Lực Bí mật thuôc về các Kho tàng Mới.

Từ ngữ để chỉ thực hành miên mật trong tiếng Tây Tạng là nyenpa (bsnyen pa) ngụ ý làm cho quen thuộc, kết hợp với, hay tiếp cận. Trong thực hành Mật thừa hiện đại sự kết hợp lúc ban đầu hay sự tiếp cận với Bổn Tôn được giảng dạy một cách tổng quát chủ yếu là bằng ngôn ngữ: sự trì tụng các thần chú. Một vài người có thể tranh luận rằng đây là cách tiếp cận không đúng đắn, nhưng nó vẫn là thực hành được dùng làm tiêu chuẩn để đo lường thiền định Bổn Tôn, như Kongtrul đã làm trong quyển sách này, bằng cách lập lại nhiều thần chú. Khi một thiền định được nói là theo hình thức đơn (chak gya chikpa, phyag rgya gcig pa), điều này biểu thị rằng không có các Bổn Tôn ở xung quanh theo kiểu thiền định này. Từ ngữ “hình thức đơn” không ngụ ý rằng Bổn Tôn thì đơn độc: trong trường hợp này, như với “hình thức đơn” khác được đề cập trong bản văn này, Bổn Tôn được hình dung trong sự hợp nhất (tính giao).

Việc thực hành này sẽ điều phục những chướng ngại và gián đoạn đối với thực hành thiền định của bạn. Bạn cũng nên thực hiện các nghi lễ cúng dường cho các vị bảo hộ của các Trường phái Cựu và Tân trong ba ngày trong chùa bảo hộ. Bạn phải bảo đảm thực hiện những thực hành và trì tụng này mặc dù chúng không được coi là một bộ phận của chương trình chính của khóa nhập thất và không được tính trong thời gian ba năm, sáu tuần. Mỗi người chịu trách nhiệm về việc tự lo liệu trong những ngày này trong khóa nhập thất.

Vào buổi sáng của một ngày tốt lành theo khoa chiêm tinh, những lễ cúng dường thực phẩm thịnh soạn được thực hiện cho các vị trời theo Đại Cúng dường Khói Thơm của Tu viện Gar.

Một lễ cúng dường khói thơm (song, bsang) được chuẩn bị với các nhánh cây vĩnh xuân (evergreen trees) để tạo ra một làn khói thơm. Khói mang các món cúng dường đến cho các vị trời và những vị khác. Những ngọn lửa đầy khói sáng ngời để đón chào các Lạt ma thăm viếng theo phương cách truyền thống thuộc về phạm trù cúng dường thiêu đốt này.

Vào buổi chiều, sau khi hoàn tất các nghi lễ này, Cúng dường Torma Ba Phần nên được thực hiện ở cổng trung tâm nhập thất. Khi đó danh sách những người nhập thất được đưa lên. Vào lúc này, danh sách nên bao gồm tên của tám người ở tu viện sẽ vào khu nhập thất vào cuối mỗi năm để bảo đảm cho sự liên tục của các thần chú trong thực hành torma bảo hộ. Sau khi niêm yết danh sách này, không người nào khác, dù cao hay thấp, được phép bước vào trung tâm nhập thất, ngoại trừ người nấu bếp [sau này được nhắc đến là “người hộ thất”] và người đốn củi.

Đức Jamgon Kongtrul Lodro Tayé
Trích Cẩm nang nhập thất