Bốn khóa thiền định hàng ngày trong thời gian nhập thất

Trình tự Yoga của Bốn khóa thiền định hàng ngày phải được thực hiện chính xác

Trong mỗi một (trong bốn) giai đoạn của khóa nhập thất – các thực hành chuẩn bị, các thiền định từ Dòng Giáo huấn Shangpa, các giai đoạn của Sáu Nhánh Ứng dụng và các giai đoạn về Đại viên mãn yoga của bốn khóa thiền định hàng ngày quyết định kinh nghiệm của thiền định và tâm thái hậu thiền định (tức là sự chuyên chú căn bản được duy trì trong các thiền định trong hành động của bốn hoàn cảnh – ý thức trong khi thức, giấc ngủ v.v..) Cẩm nang giáo huấn của mỗi thực hành cung cấp các chi tiết đặc biệt của các thiền định được thực hiện trong những thời gian này. Tuy nhiên, có hai điểm tạo nên nền tảng thông thường của mọi thực hành. Trước hết, đó là ta nên hoàn toàn coi mình như các yogi thuộc cấp độ tối thượng của thần chú. Thứ hai, tất cả những người Tây Tạng nói chung và đặc biệt là các môn đồ của Dòng Giáo huấn Khẩu truyền và Dòng Giáo huấn Cổ truyền đặt niềm tin sâu xa đối với đời này và đời sau của họ nơi Đạo sư vĩ đại xứ Oddiyana (Guru Rinpoche), vị Phật thứ hai, nơi nương tựa duy nhất của chúng sinh trong thời đại đen tối này.

Khóa Thiền định Thứ nhất
Bạn bắt đầu buổi sáng với yoga thức dậy từ giấc ngủ theo một kiểu thích hợp với giai đoạn của khóa nhập thất, đó là thiền định phát triển hay thành tựu. Để bắt đầu, bạn quét sạch khí lực trì trệ ba lần. Giữ một tư thế thẳng thắn, bạn nghỉ ngơi trong một tâm thái tự nhiên, không có tư tưởng lan man càng lâu càng tốt. Khi bạn đã sinh khởi phẩm cách thiêng liêng của việc gắn bó với Bổn Tôn thiền định chính yếu của bạn, bạn nếm chất cam lồ được hiến cúng. Nếu bạn có các viên cam lồ, thuốc Pháp, hay những chất thể gia hộ khác, bạn nên nuốt các thứ đó. Nếu không, bạn đặt gần mình một chén sọ người, những chất ở trong đó được gia lực bởi những chất thể này, và bạn làm mới việc hiến cúng các chất đó bằng các thiền định dài hay ngắn gọn. Nếu bạn không làm các thực hành này, bạn lập lại thần chú Om Ah Hung hô ba lần, hình dung rằng chất được đựng trong chén sọ người là sự hợp nhất không thể tách lìa với các chất cam lồ cam kết và trí tuệ. Kế đó bạn nếm chúng bằng đầu ngón tay đeo nhẫn của bàn tay trái.

Tiếp theo, bạn gia trì giọng nói của bạn bằng một trong hai phương pháp. Bạn có thể phát triển hiệu quả của năng lực trì tụng thần chú theo các giáo huấn Thị kiến Cốt tủy của Đạo sư Tâm linh, nếu bạn biết và thích thực hành thiền định. Bạn có thể tụng các nguyên âm và âm của mẫu tự Phạn ngữ ba lần hay nhiều lần hơn với sự nối kết với thiền định do Garwang Chökyi Wangchuk biên soạn.

Sau đó bạn tụng mô tả sự quán tưởng được thực hiện đồng thời với Bảy Lời Cầu nguyện do Minling Terchen biên soạn. Bạn cất cao giọng để tụng hai bài cầu nguyện từ tuyển t ập này: Lời Cầu nguyện Ba Thân của Đạo sư Tâm linh và Lời Cầu nguyện được Ban cho Yeshe Tsogyal. Khi bạn tụng đến câu “Xin hãy xuất hiện, Đạo sư Liên Hoa Sanh!” trong bài nguyện thứ hai, bạn tụng cùng với trống tay và chuông. Khi chấm dứt, bạn hình dung rằng bạn thọ nhận quán đảnh và các hình tướng được quán tưởng tan thành ánh sáng và tan biến vào bạn.

Trong việc hiến cúng món cúng dường này, chất cam lồ được tạo nên bằng sự quán tưởng của thiền giả được gọi là cam lồ cam kết (dam tsik, dam tshig); cam lồ được tạo nên bởi sự gia hộ của chư Phật được gọi là cam lồ trí tuệ (yeshay, yeshes).

Tôi không thể tìm được thực hành này của tác giả này. Tôi rất nghi ngờ là có một lỗi ấn loát – trong một bản văn khác Kongtrul bao gồm một thiền định ngắn của loại thực hành này do Kyungpo Naljor biên soạn.

Dường như khuôn khổ quán tưởng mà Kongtrul đang nhắc đến là điều được bao gồm trong quyển sách được đề cập dưới đây, Một Trận Mưa Gia hộ, do con trai của Minling Terchen biên soạn. Chủ đề của quyển sách này là thiền định về sự hợp nhất với tâm của Đạo sư tâm linh. Đặc biệt là nó cung cấp một quán tưởng của Guru Rinpochay và đề nghị trì tụng Bảy Lời Cầu nguyện trong thiền định.

Những giai đoạn sau cùng này được lập lại bất kỳ khi nào khuôn khổ quán tưởng được tạo lập trước việc trì tụng các bài nguyện từ tuyển tập này. Một kết hợp sự truyền đọc và giáo huấn cho thực hành này theo Một Trận Mưa Gia hộ của Payma Gyurmay Gyatso, nam tử của Đức Phật, phải được ban ngay khi khóa nhập thất bắt đầu. Dòng truyền của những giáo huấn này không bị đứt đoạn và khuôn khổ quán tưởng này tượng trưng cốt lõi của ý hướng giác ngộ của Tâm Yếu của các vị Hộ trì Giác tánh, giáo lý kho tàng thứ nhất trong những kho tàng do Minling Terchen khám phá.

Tiếp đó, bạn nhanh chóng thực hiện việc thiền định và trì tụng thần chú Tara Trắng, Bánh Xe Như ý. Khi những giấc mơ của bạn bị nhiễu loạn và vào những thời điểm khác nếu cần thiết, bạn tụng thần chú và thực hiện thiền định một hàng rào bảo vệ.

Một khi tất cả các thực hành này đã hoàn tất, bạn bắt đầu thực hành tốt lành chính yếu của giai đoạn đặc biệt đó của khóa nhập thất, đó là các thực hành chuẩn bị cho thiền định Đại Ấn, quán tưởng bản thân bạn là Bổn Tôn trong các thực hành của thiền định thuộc giai đoạn phát triển, giáo lý nội hỏa trong các thực hành thiền định thuộc giai đoạn thành tựu, hay những thực hành thiền định khác.

Vào cuối khóa thiền, gần tới lúc rạng đông, bạn thiền định về yoga thân tướng Vajrasattva đơn từ giáo khóa Sinh Lực Bí mật. Bạn t ụng mật chú một trăm âm hai mươi mốt lần và mật chú sato một mala chuỗi tức 108 lần. Sau khi đã chuẩn bị một bình lễ đầy, bạn tụng nhiều thần chú quán tưởng bình theo ý muốn của bạn, kế đó quán tưởng rằng bạn nhận lãnh quán đảnh. Bạn cũng có thể thực hiện một thiền định và trì tụng các thần chú cho sự trường thọ.

Vào lúc tảng sáng, bạn thực hiện một lễ cúng dường torma nước có độ dài trung bình hay ngắn. Nếu bạn làm thực hành này sơ sài hay thiếu cẩn trọng – chuẩn bị các món cúng dường vào ban đêm hay để cho các món cúng dường trở nên dơ bẩn v.v.. – nghi lễ này sẽ mang lại tai họa hơn là điều tốt lành. Vì thế, bạn nên chú tâm học tập các giai đoạn của những quán tưởng và các thủ tục thực tiễn của việc cúng dường và sau đó tuân theo các điều đó thật cẩn trọng.

Khóa tập thể buổi sáng

Ngay lập tức sau khi khóa thiền định chấm dứt, bạn phải tập họp trong Chùa Đại Vinh quang. Bạn bắt đầu trì tụng Lời Khẩn nguyện Guru Rinpoche Bảy Dòng, Lời Cầu nguy ện được Ban cho Namkai Nyingpo từ Bảy Lời Cầu nguyện, và Hai mươi mốt Kính lễ Tán thán Đức Tara. Kế đó, một hình thức ngắn gọn của Cầu Thang dẫn đến Tự do được thực hiện, như được mô tả ở cuối bản văn đó. Nghi lễ bao gồm những cốt lõi của việc vun trồng công đức và trí tuệ: bạn tụng mục “nhớ tưởng Đạo sư tâm linh và Đức Phật” trong khi duy trì cái thấy (kiến) cốt tủy về chân lý xác thực; bạn thừa nhận mọi vi phạm đã phạm trong việc tu tập của bạn trong tiến trình một ngày bằng cách tụng Kinh Ba Tích tập Thiện Hạnh (Sám Hồng Danh, Sám hối 35 vị Phật) và bài cầu nguyện bắt đầu bằng “Đạo sư cầm chày kim cương”. Và bạn tụng những lời cầu nguyện để tịnh hóa và phục hồi các giới nguyện để sống trong an bình, chấp nhận cam kết phát triển tâm giác ngộ (Bồ đề tâm), và các cam kết thực hành mật chú.

Khóa Thiền định Thứ hai

Vào lúc bắt đầu khóa thiền định buổi sáng, bạn tụng Hai mươi lăm Giới nguyện, đổi các từ ở cuối câu của bài cầu nguyện thành một cam kết không phạm các ác hạnh. Khi tụng, bạn nên chú tâm đến ý nghĩa của ngôn từ. Kế đó bạn bắt đầu thực hành tốt lành chính yếu phù hợp với giai đoạn của khóa nhập thất

Nghỉ Trưa

Vào buổi trưa, bạn tụng Kinh Nhớ tưởng Tam Bảo trước khi ăn. Từ thực phẩm vẫn còn tinh sạch [tức là trước khi bạn bắt đầu ăn], bạn lấy một miếng để cúng dường Đức Phật v.v.. và một miếng để làm chongbu để hiến tặng cho tinh linh Trokma.

Bữa trưa được dùng phù hợp với yoga thực phẩm – bạn thưởng thức nó như một bữa tiệc kim cương sâu xa, theo các hướng dẫn của Cúng dường một Tiệc Kim cương cho Thân thể của Ta, một bản văn kết hợp một giáo lý kho tàng từ Tinh Lực của sự Giải thoát và những tác phẩm của Đức Drimay Özer toàn trí (Longchenpa). Cuối bữa ăn bạn nặn thức ăn thừa thành một chongbu (Một chong-bu (changs bu) là một miếng thực phẩm được ép chặt trong bàn tay và sau đó cúng cho các tinh linh) để cúng cho các tinh linh. Kế đó bạn lập lại mật chú để tịnh hóa thực phẩm cúng dường mà bạn đã nhận và tụng các bản Kinh của Đức Phật để hồi hướng công đức của việc cúng dường. Cuối cùng, bạn tụng hai bài cầu nguyện, Lời Cầu nguyện Hoàn thành Tự nhiên các Ước nguyện và Lời Cầu nguyện Xua tan Chướng ngại trên Con Đường.

Trong giờ nghỉ trưa, bạn có thể đọc lớn tiếng những Kinh điển và Mật điển sâu xa như Trì tụng Danh hiệu của Sự Tráng lệ Dịu dàng (Trì tụng các Danh hiệu của Đức Văn Thù) hay Bát Nhã Tâm Kinh. Trong thời gian thực hành mật chú, bạn nên tiếp tục tụng chú bằng một giọng thấp mà không ghi nhớ số lần tụng.

Khóa Thiền định Thứ ba

Khi bắt đầu khóa thiền định buổi chiề , bạn nhanh chóng thực hành thiền định, tụng các mật chú, cúng dường torma, và nhận quán đảnh Yangdak Heruka (đơn) từ giáo khóa Sinh Lực Bí mật. Kế đó bạn bắt đầu thực hành chính yếu của giai đoạn nhập thất.

Khóa Tập thể Buổi Chiều

Ở đây Kongtrul sử dụng thuật ngữ để chỉ thực hành miên mật (nyen drup, bsnyen sgrubs) để biểu thị thực hành trì tụng các thần chú trong việc quán tưởng các Bổn Tôn.
Ngay khi khóa thứ ba chấm dứt, bạn phải tập họp theo tiếng trống trong chùa bảo hộ được gọi là Rừng Mát. Nghi lễ bảo hộ bắt đầu với một bản ngắn của Lời Khẩn nguyện Guru Rinpoche Bảy Dòng, và những lời cầu nguyện bắt đầu bằng “Đại lạc, sâu xa và trong sáng,” “Thuần tịnh tự nguyên thủy,” và “Tất cả các đấng chiến thắng của ba thời.” Sau đó bạn hình dung thân thể của bạn như Năm Bổn Tôn Mật thừa từ Dòng Giáo huấn Shangpa. Mỗi thần chú của các Bổn Tôn chính yếu được tụng một trăm lẻ tám lần và những thần chú khác được tụng năm mươi lần. Sau việc giải tan và tái xuất hiện của Bổn Tôn thiền định, một torma được cúng dường. Sau đó nghi thức cúng dường Bảo hộ Hoàn toàn Giác ngộ Hành động Nhanh chóng (Bảo hộ Sáu Tay), Mỏ Báu Hoạt động Giác ngộ, được cử hành. Nghi thức dành cho thiền định thuộc giai đoạn phát triển được soạn bằng văn vần được thêm vào cho bản văn. Các thiền định và trì tụng thần chú được nối kết với các thực hành sự Bất khả phân của Đạo sư Tâm linh và vị Bảo hộ, Giải trừ Bóng tối của các Cam kết bị Vi phạm, và Điều khiển các Dakini, tất cả được thực hiện và một torma được cúng dường. Thần chú một trăm âm được tụng hai mươi mốt lần trong thực hành Giải trừ Bóng tối của các Cam kết bị Vi phạm. Tất cả các thần chú khác phải được tụng ít nhất một trăm lẻ tám lần mỗi loại.

Kế đó là thiền định của Bậc Khoác Áo Choàng Đen cùng với vị phối ngẫu được thực hiện như được Đức Karmapa thứ mười bốn biên soạn trong Thực hành Ngắn gọn Hàng ngày về vị Bảo hộ. Thực hành này bao gồm việc trì tụng một trăm lẻ tám thần chú và lập lại các thần chú cúng dường torma cho các Bổn Tôn chính yếu, năm thành viên trong đoàn tùy tùng của các ngài, và những vị khác. Kế đó, nghi lễ Cúng dường Torma Tổng quát cho các vị Bảo hộ đã Cam kết của truyền thống Minling được cử hành. Các lễ cúng dường hoàn thành để khuyến khích hoạt động giác ngộ của Nữ Bảo hộ các Thần chú và Mamo ở Mộ Địa nên được thêm vào cho nghi lễ.

Khi các lễ cúng dường torma này đã được hoàn tất, bạn thực hành các thiền định ngắn gọn và trì tụng các thần chú sau đây để ngăn ngừa mọi sự gián đoạn nói chung và riêng biệt cho thực hành Phật giáo: Bát Nhã Tâm Kinh để ngăn ngừa quỷ ma, Dakini Đầu Sư tử, ngăn ngừa bổ túc, và Lokatri. Tất cả các thực hành này nên được kèm theo bằng cách vỗ tay. Một bản văn kho tàng dành cho việc ngăn ngừa những can thiệp của damsi, Bánh Xe Chói lọi, nên được trì tụng và thần chú của nó được tụng bảy lần. Khi Lời Cầu nguyện để Ngăn ngừa Cái Chết Non yểu đã được tụng,70 lời cầu nguyện cho sự trường thọ của Jamgon Lama, Payma Garwang71 do Jamyang Kyentsay Wangpo biên soạn (bắt đầu bằng “Vị dẫn dắt của ba thế giới”) phải được trì tụng không bỏ sót ngày nào. Toàn bộ nghi lễ được hoàn tất bằng những lời cầu nguyện thông thường đối với mọi truyền thống để hồi hướng công đức.

Khóa Thiền định Thứ tư

Khóa thiền định buổi tối bắt đầu bằng một lễ cúng dường khói hương ngắn gọn cho chúng sinh trong trạng thái trung ấm giữa chết và tái sinh và Lời Cầu nguyện được Ban cho Dorjay Dujom từ Bảy Lời Cầu nguyện. Trong sự kết hợp với lời cầu nguyện, bạn hình dung khuôn khổ được quán tưởng, việc thọ nhận quán đảnh, sự giải tan quán tưởng và việc các đối tượng tan vào bạn. Sau đó bạn bắt đầu bất kỳ thiền định nào là thực hành chính của khóa nhập thất vào lúc đó

Sau Khóa Cuối cùng

Lúc chạng vạng tối, khi thời khóa chấm dứt, thiền định và trì tụng thần chú Kim Cương Phổ ba (Vajra Kilaya) của Sinh Lực Bí mật được thực hiện. Nếu bạn dâng cúng một torma, bạn cũng thiền định rằng bạn nhận lãnh quán đảnh. Khi bạn hết sức bận rộn, bạn có thể được miễn ba quán đảnh của thiền định này, tuy nhiên, dù bất kỳ hoàn cảnh nào cũng không thể nhảy cách quãng thiền định chính yếu và việc trì tụng các thần chú.

Kế đó, bắt đầu với khuôn khổ được quán tưởng, bạn tụng Lời Cầu nguyện được Ban cho Đức Vua và Lời Cầu nguyện được Ban cho Mutri Tsaypo từ Bảy Lời Cầu nguyện. Bạn hình dung việc nhận quán đảnh, giải tan quán tưởng, và tan hòa đối tượng quán tưởng trong bạn. Kế đó bạn thực hiện một hình thức ngắn gọn của thiền định cúng dường thân thể bạn cho các suối nguồn quy y và cho tất cả chúng sinh.

Bất kỳ khi nào thuận tiện trước hay sau những thiền định này vào cuối ngày, bạn nên tụng Hai mươi lăm Giới nguyện, thay đổi những chữ ở cuối các câu thành các từ thừa nhận các lỗi lầm đã phạm. Cũng nên tụng Kinh Ba Tích tập Thiện Hạnh (Sám Hồng Danh, Sám hối 35 vị Phật) và những bài nguyện khác về việc thừa nhận các lỗi lầm vào lúc này. Khi tụng những lời cầu nguyện này, bạn nên cúng dường càng nhiều lễ lạy càng tốt, ngoại trừ khi thiền định chính trong ngày là sự thu thúc các giác quan hay thiền định tĩnh trong Sáu Nhánh Ứng dụng, hay thực hành chính của sự chói ngời trong thiền định Đại Viên mãn.

Nói chung bạn không nên mặc nhận sức mạnh có tính chất tập quán của ý thức bình thường của bạn trong giấc ngủ. Giấc ngủ nên được chuyển hóa thành con đường tâm linh bằng các kỹ thuật của yoga giấc ngủ, chẳng hạn như sự chuyển di tâm thức trong giấc ngủ tới cõi của Đức Phật Vô Lượng Quang (A Di Đà) hay các kỹ thuật bạn sẽ học trong sự kết hợp với thiền định về Sáu Giáo lý, Đại Ấn, và Đại Viên mãn.

Từ lúc bạn bắt đầu thiền định nội hỏa cho đến khi chấm dứt khóa nhập thất, bạn nên luân phiên thực hiện đều đặn các bài tập vật lý của Naropa và Niguma. Các bài tập này không được làm khi thời gian rảnh rỗi của bạn bị choán mất bởi các lễ cúng dường tưởng niệm và các nghi lễ bổ túc hay trong những thời kỳ khi thiền định chính yếu là tịnh quang, thu thúc các giác quan, thiền định tĩnh, hay Thị kiến Trực tiếp.

Các bài tập vật lý của Sáu Nhánh Ứng dụng cũng rất nhiều và thời gian của khóa nhập thất này quá ngắn nên không thể học kỹ các bài tập này: lúc này bạn nên hoàn toàn chấp nhận sự thực đó.

Đức Jamgon Kongtrul Lodro Tayé
Trích trong Cẩm nang nhập thất