Thời khóa biểu hàng ngày trong khóa nhập thất

Các thiền định được đề cập ở trên trong chương trình ba năm, sáu tuần ăn khớp với một chương trình hàng ngày gồm bốn giai đoạn thiền định. Kongtrul không cung cấp chi tiết về độ dài của mỗi thời khóa – hai tiếng rưỡi cho đến ba tiếng thì có vẻ phù hợp, là độ dài phổ biến trong nhi ều khóa nhập thất hiện đại. Các thời khóa tập thể sáng và chiều thì có phần ngắn hơn, có lẽ mỗi khóa kéo dài một tiếng rưỡi.

Các thực hành được mô tả trong tiết mục này nằm trong các phạm trù sau:

1. Yoga giấc ngủ hay thức dậy từ giấc ngủ. Yoga giấc ngủ được nhắc đến nhưng không được mô tả. Yoga thức dậy từ giấc ngủ gồm năm giai đoạn: quét sạch khí lực trì trệ, nghỉ ngơi tâm thức, sinh khởi phẩm cách linh thánh hoàn toàn gắn bó với Bổn Tôn thiền định, nếm chất cam lồ hiến cúng, và gia trì giọng nói. Giống như công việc thường ngày của ta bắt đầu với việc vệ sinh cá nhân buổi sáng, chọn quần áo, ăn sáng, chuẩn bị các hoạt động trong ngày v.v.. vì thế một ngày của thiền giả bắt đầu với những giai đoạn thực hành này. Tất cả những thực hành này nhắm vào việc nâng cao kinh nghiệm của thiền giả về sự hiện thân (embodiment) và tương tác với thế giới (enworldment).

Phần thứ ba của những giai đoạn này, sinh khởi phẩm cách linh thánh hoàn toàn gắn bó với Bổn Tôn thiền định, thường được dịch là “tự hào kim cương,” từ thành ngữ Tây Tạng có nghĩa là sự tự hào thiêng liêng hay tự hào của Bổn Tôn. Trong khi thiền giả có thể quan niệm bản thân mình như nhiều Bổn Tôn thiền định khác nhau trong tiến trình một ngày, sự tự hào hay phẩm cách thiêng liêng sinh khởi từ việc hoàn toàn đắm mình trong thân tướng của một Bổn Tôn và thế giới vẫn tồn tại bất biến một cách lý tưởng. Đây chính là điều mà Kongtrul khuyến khích các hành giả nhập thất của ngài duy trì ngay cả trong giấc ngủ khi ngài nói với họ: “Các bạn không nên bằng lòng với sức mạnh tập quán của ý thức bình thường về bản ngã trong giấc ngủ. Nó nên được chuyển hóa thành con đường tâm linh nhờ những kỹ thuật của yoga giấc ngủ…”

2. Tái khẳng định các giới nguyện. Các giới nguyện và cam kết liên quan tới ba giới luật Phật giáo được tái khẳng định vào nhiều dịp trong ngày, đặc biệt là trong phần chính của khóa tập thể buổi sáng. Các bài nguyện liên quan đến những cam kết này cũng được tụng vào lúc bắt đầu của khóa thứ hai và sau khóa cuối cùng.

3. Những bài cầu nguyện Guru Rinpoche. Cùng với thiền định về Guru Rinpoche, các bài cầu nguyện được trì tụng suốt ngày. Phần lớn những bài này được lấy từ một tuyển tập tên là Bảy Lời Cầu nguyện. Các bài nguyện này được Guru Rinpoche nói ra khi năm vị trong số các đệ tử chính của ngài tụ hội và khẩn cầu ngài biên soạn những bài cầu nguyện phù hợp với nhu cầu của họ. Một bài được ban chung cho họ và một bài được ban riêng cho từng người. Bài nguyện thứ bảy là Lời Cầu nguyện Hoàn thành Tự nhiên các Ước nguyện, được ban cho một trong năm người vào một dịp sau này. Kongtrul cũng bao gồm Lời Cầu nguyện Xua tan Chướng ngại trên Con Đường trong chương trình mỗi ngày. Bản văn kho tàng này được Chokgyur Daychen Lingpa tìm lại được trong thế kỷ mười chín và từ lúc đó nó trở thành một bài cầu nguyện rất được yêu thích.

4. Các thiền định từ Sinh Lực Bí mật. Trong các vùng lân cận của trung tâm nhập thất của ngài Kongtrul, Chok-gyur Daychen Lingpa đã tìm lại được một bản văn kho tàng bao gồm ba thiền định. Giáo khóa thực hành này được gọi là Sinh Lực Bí mật và gồm các thiền định về Vajrasattva, Yangdak Heruka, và Vajra Kilaya (Kim Cương Phổ ba). Cả ba thiền định này được các hành giả nhập thất thực hiện hàng ngày – trong các khóa thứ nhất và thứ ba và sau khóa cuối cùng, một cách tương ứng.

5. Lễ cúng dường các tinh linh hay sự ngăn ngừa những ảnh hưởng ác hại. Phật giáo xác nhận nhiều tinh linh được cho là vô hình và đầy khắp thế giới quanh ta. Những vị này thường không được nhắc đến như các đối tượng của sự sợ hãi mà là các chúng sinh có thể được một thiền giả đầy lòng bi mẫn giúp đỡ. Có những hành giả trong khóa nhập thất của ngài Kongtrul đã nuôi các tinh linh đói khát bằng Torma nước vào buổi sáng và bằng các khẩu phần thực phẩm vào trước và sau bữa trưa. Phần cuối của khóa tập thể buổi chiều được hồi hướng cho các thiền định, thần chú, và lời cầu nguyện nhằm ngăn ngừa tác hại của các tinh linh có ảnh hưởng hoàn toàn bất lợi cho đời sống tâm linh. Khóa thiền định thứ tư bắt đầu với một lễ cúng dường thực phẩm thiêu đốt cho chúng sinh bị lơ lửng trong trạng thái trung gian (trung ấm) giữa cái chết và sự tái sinh. Người ta nói rằng sự lạc hướng và sợ hãi của họ được khuây khỏa bằng thực phẩm mà họ chỉ nhận được trong hình thức các mùi hương, vì thế họ được gọi là “những người ăn mùi.” Một ngày chấm dứt với một lễ cúng dường thân thể ta cho các suối nguồn của sự quy y và cho tất cả chúng sinh. Trong bối cảnh của thực hành này, các chúng sinh được đề cập đến thường bao gồm các tinh linh, các vị trời, và quỷ ma là những vị được an dịu nhờ các lễ cúng dường.
6. Lễ cúng dường các vị bảo hộ. Phần chính của thời khóa tập thể buổi chiều bao gồm các thiền định về và cúng dường các vị bảo hộ của Phật giáo. Các vị này thường là những Bồ Tát hay hiện thân của các Bồ Tát đã cam kết bảo vệ tất cả những ai đi theo các con đường phát triển tâm linh của Đức Phật. Ảnh hưởng của các ngài được khẩn cầu để hoạt động giác ngộ của các ngài sẽ ngăn ngừa các chướng ngại cho cộng đồng những người nhập thất. Mặc dù Tara không phải là một vị bảo hộ, hoạt động của ngài là điều mà việc trì tụng các lời tán thán Đức Tara Xanh nhắm đến trong thời khóa tập thể buổi sáng cũng được đưa vào phạm trù này.

7. Các thực hành trường thọ. Các thiền định để tăng trưởng hạnh phúc của thiền giả, được gọi là các thực hành trường thọ, được thực hiện trong khóa thiền định đầu tiên trong ngày. Lời Cầu nguyện để Ngăn ngừa Cái Chết Non yểu và một lời cầu nguy ện trường thọ cho Kongtrul được tụng vào cuối khóa chiều cũng có thể được coi là các thực hành trường thọ.

8. Hồi hướng công đức. Các lời cầu nguyện để hồi hướng kết quả của các hành động của ta cho hạnh phúc của tất cả chúng sinh được trì tụng vào lúc hoàn tất bất kỳ thiền định nào. Kongtrul đặc biệt ghi chép về những lời cầu nguyện được tụng vì lợi lạc của người bảo trợ đã cung cấp bữa ăn trưa và những lời nguyện hồi hướng được thực hiện vào cuối khóa tập thể buổi chiều.

9. Yoga thực phẩm. Về vấn đề thực phẩm, Kongtrul chỉ đề cập đến một bữa trưa nhưng ta rất nghi ngờ là các khóa tập thể sáng và chiều được dùng làm thời khóa trong các tu viện Phật giáo: bởi thời gian dành cho các bài cầu nguyện được ngắt quãng bằng việc phục vụ các bữa ăn đơn giản. Bữa trưa được dùng như một tiệc kim cương theo các giáo huấn từ một bản văn kho tàng bắt đầu bằng:

… những người tuyên bố: “ta là một hành giả mật thừa”
Nhưng dùng thực phẩm mà không nương tựa phương pháp của các thiền định phát triển và thành tựu
Thì chẳng khác gì những con chó và con heo hưởng thụ bữa ăn của chúng.

Vấn đề ở đây, như với hầu hết các thực hành ở trên, là đưa “phẩm cách thiêng liêng” của thiền định đến bàn ăn cũng như đến bất kỳ khía cạnh nào của đời sống hàng ngày.

Điều dễ nh ận ra là trong ch ương trình không thấy đề cập đến thời gian được phân chia cho việc nghiên cứu. Kongtrul có ý muốn khóa nhập thất của ngài được hướng dẫn chính xác như ngài đã hoạch định; khóa nhập thất này không bao gồm việc nghiên cứu các vấn đề không có liên quan. Như ngài nhận xét sau này trong bản văn:

Đối với việc nhập thất, những người không quen thuộc với Phật giáo có thể nghiên cứu các bản văn (trong chương trình đã được đề cập ở trên) vô cùng cần thiết và đặc biệt là những bản văn giảng nghĩa ba giới luật. Ngoài một ít sách đó ra, không có sự nghiên cứu, tìm kiếm, hay khảo sát các bản văn nào liên quan đến các chủ đề chính hay phụ được cho phép trong bất kỳ hoàn cảnh nào. Việc nghiên cứu, quán chiếu, và tu tập tâm thức thường được coi là trọng yếu đối với đời sống tâm linh của ta. Tuy nhiên, khi thực hành thiền định là mối quan tâm chính yếu, nhiều nguồn mạch cho tư tưởng tản mạn nội tại đối với việc nghiên cứu sẽ là các chướng ngại cho việc phát triển kinh nghiệm thiền định của ta. Bởi so với toàn bộ cuộc đời được dành cho việc nghiên cứu và quán chiếu thì một khóa thực hành thiền định vững chắc có giá trị hơn nhiều, ở đây ta hài lòng với thực hành thiền định toàn tâm.

Đức Jamgon Kongtrul Lodro Tayé
Trích Cẩm nang nhập thất